Sergei Esenin. 200 bài thơ Thơ và Trường ca
Phần III
TẶNG KLYUEV
Lúc này đây tình yêu tôi đã khác
Tôi biết rằng vẫn rầu rĩ trong lòng
Về một điều, rằng cái chổi trăng
Không thể hắt té thơ trên vũng nước.
Buồn rồi vui với ngôi sao nhỏ
Rồi ngôi sao rơi xuống giữa bờ mi
Anh muốn thay trong tim ngôi nhà gỗ
Nhưng trong tim không dễ xây nhà.
Và một người vẫn chờ trong đêm vắng
Như ngày xưa, người đó chỉ ngang qua
Những dấu nhạc đem cho ai, người bạn
Mà anh mạ vàng cả một lời ca?
Về mặt trời anh không thể hát
Vào cửa sổ con không thấy thiên đàng.
Cối xay gió không thể rời mặt đất
Dù cối xay có đôi cánh vẫy vùng.
1918.
TÔI TỪ GIÃ NGÔI NHÀ CHA MẸ
Tôi từ giã ngôi nhà cha mẹ
Rồi ra đi bỏ lại nước Nga xanh.
Như ba ngôi sao, cây bạch dương nhỏ bé
Đứng bên hồ sẽ an ủi mẹ hiền.
Ánh trăng sáng một màu vàng của ếch
Trải dài ra trên mặt nước nhạt nhoà.
Giống như màu của táo kia, trắng toát
Đổ ra trên chòm râu bạc của cha.
Tôi chưa trở về đâu, còn lâu nữa!
Còn lâu hát cùng bão tuyết vang ngân.
Nước Nga xanh đã có người canh giữ:
Cây phong già đứng trên một bàn chân.
Tôi biết rằng có niềm vui trong đó
Rằng hôn lên chiếc lá giọt mưa rơi
Chính vì thế cây phong kia già cũ
Có cái đầu rất giống với tôi.
1918.
Lúc này đây tình yêu tôi đã khác
Tôi biết rằng vẫn rầu rĩ trong lòng
Về một điều, rằng cái chổi trăng
Không thể hắt té thơ trên vũng nước.
Buồn rồi vui với ngôi sao nhỏ
Rồi ngôi sao rơi xuống giữa bờ mi
Anh muốn thay trong tim ngôi nhà gỗ
Nhưng trong tim không dễ xây nhà.
Và một người vẫn chờ trong đêm vắng
Như ngày xưa, người đó chỉ ngang qua
Những dấu nhạc đem cho ai, người bạn
Mà anh mạ vàng cả một lời ca?
Về mặt trời anh không thể hát
Vào cửa sổ con không thấy thiên đàng.
Cối xay gió không thể rời mặt đất
Dù cối xay có đôi cánh vẫy vùng.
1918.
TÔI TỪ GIÃ NGÔI NHÀ CHA MẸ
Tôi từ giã ngôi nhà cha mẹ
Rồi ra đi bỏ lại nước Nga xanh.
Như ba ngôi sao, cây bạch dương nhỏ bé
Đứng bên hồ sẽ an ủi mẹ hiền.
Ánh trăng sáng một màu vàng của ếch
Trải dài ra trên mặt nước nhạt nhoà.
Giống như màu của táo kia, trắng toát
Đổ ra trên chòm râu bạc của cha.
Tôi chưa trở về đâu, còn lâu nữa!
Còn lâu hát cùng bão tuyết vang ngân.
Nước Nga xanh đã có người canh giữ:
Cây phong già đứng trên một bàn chân.
Tôi biết rằng có niềm vui trong đó
Rằng hôn lên chiếc lá giọt mưa rơi
Chính vì thế cây phong kia già cũ
Có cái đầu rất giống với tôi.
1918.
THẰNG NGÔNG
Cơn mưa nhỏ như những chiếc chổi ướt
Đang quét phân dương liễu vãi trên đồng.
Gió hãy làm cho lá kêu sột soạt
Ta cũng như mày, gió ạ, thằng ngông.
Ta mến yêu những khi rừng xanh thắm
Giống như đàn bò rảo bước nặng nề
Thở bằng lá phì phò trong những bụng
Một phần cây, đến đầu gối, bùn dơ.
Này đây mi, đàn bò vàng ta ơi!
Còn ai hát về rừng hay hơn thế?
Ta nhìn thấy buổi hoàng hôn đang ghé
Liếm dấu chân bỏ lại của con người.
Ôi nước Nga bằng gỗ của ta ơi
Một mình ta – người đưa tin, thi sĩ.
Thơ ta – nỗi buồn của loài muông thú
Ta nuôi chúng bằng những cỏ và cây.
Lúc nửa đêm cái gàu trăng hãy ngó
Rồi múc vào dòng sữa của bạch dương!
Có vẻ như muốn bóp cổ ai đó
Bằng bàn tay của thập ác nghĩa trang!
Trên ngọn đồi thơ thẩn một bóng đen
Đổ vào vườn vẻ dữ dằn tên trộm
Ta tự mình cũng là tay lỗ mãng
Một máu cùng tên trộm ngựa thảo nguyên.
Ai nhìn ra đang sôi sục trong đêm
Rặng anh đào dại rì rầm sôi động?
Giá mà trong đêm trên thảo nguyên xanh
Ở đâu đó cầm dùi cui ta đứng.
Đã khô bụi cây trên mái đầu ta
Vòng tù hãm của thơ ca cuốn hút.
Ta khổ sai trong mạch nguồn cảm xúc
Buộc xoay vòng cái cối của thơ ca.
Đừng sợ chi, hỡi ngọn gió điên cuồng
Lá trên đồng cứ cuốn vào lặng lẽ
Ta chẳng sợ mất cái tên “thi sĩ”
Ta trong thơ, cũng như gió, thằng ngông.
1919
Cơn mưa nhỏ như những chiếc chổi ướt
Đang quét phân dương liễu vãi trên đồng.
Gió hãy làm cho lá kêu sột soạt
Ta cũng như mày, gió ạ, thằng ngông.
Ta mến yêu những khi rừng xanh thắm
Giống như đàn bò rảo bước nặng nề
Thở bằng lá phì phò trong những bụng
Một phần cây, đến đầu gối, bùn dơ.
Này đây mi, đàn bò vàng ta ơi!
Còn ai hát về rừng hay hơn thế?
Ta nhìn thấy buổi hoàng hôn đang ghé
Liếm dấu chân bỏ lại của con người.
Ôi nước Nga bằng gỗ của ta ơi
Một mình ta – người đưa tin, thi sĩ.
Thơ ta – nỗi buồn của loài muông thú
Ta nuôi chúng bằng những cỏ và cây.
Lúc nửa đêm cái gàu trăng hãy ngó
Rồi múc vào dòng sữa của bạch dương!
Có vẻ như muốn bóp cổ ai đó
Bằng bàn tay của thập ác nghĩa trang!
Trên ngọn đồi thơ thẩn một bóng đen
Đổ vào vườn vẻ dữ dằn tên trộm
Ta tự mình cũng là tay lỗ mãng
Một máu cùng tên trộm ngựa thảo nguyên.
Ai nhìn ra đang sôi sục trong đêm
Rặng anh đào dại rì rầm sôi động?
Giá mà trong đêm trên thảo nguyên xanh
Ở đâu đó cầm dùi cui ta đứng.
Đã khô bụi cây trên mái đầu ta
Vòng tù hãm của thơ ca cuốn hút.
Ta khổ sai trong mạch nguồn cảm xúc
Buộc xoay vòng cái cối của thơ ca.
Đừng sợ chi, hỡi ngọn gió điên cuồng
Lá trên đồng cứ cuốn vào lặng lẽ
Ta chẳng sợ mất cái tên “thi sĩ”
Ta trong thơ, cũng như gió, thằng ngông.
1919
TÔI – NHÀ THƠ CUỐI CÙNG CỦA NÔNG THÔN
Tặng A. Mariengof
Tôi – nhà thơ cuối cùng của nông thôn
Cây cầu gỗ khiêm nhường trong bài hát. Tôi đứng sau lễ mi-xa tiễn biệt
Lá bạch dương vẫn lắc những bình hương.
Sẽ cháy hết màu vàng trong ngọn lửa
Từ xác thân ngọn nến, sẽ tàn thôi
Và mặt trăng đồng hồ quê giục giã
Sẽ gióng lên giờ phút cuối cho tôi.
Trên lối nhỏ của ruộng đồng xanh thắm
Sẽ bước ra vị khách thép và gang.
Lúa kiều mạch bằng ban mai rót xuống
Sẽ gom về lúa mạch cánh tay đen.
Những bàn tay chết, bàn tay xa lạ
Những bài ca không sống với ngươi đâu!
Chỉ tội những bông lúa mì cho ngựa
Về người chủ xưa buồn bã u sầu.
Ngọn gió làm đau tiếng hý vang trời
Điệu nhảy lồng lên cầu siêu cho ngựa.
Sắp tới đây đồng hồ quê giục giã
Sẽ gióng lên giờ phút cuối cho tôi.
1920
THẾ GIỚI CỦA TA CỔ XƯA, BÍ ẨN
Thế giới của ta cổ xưa, bí ẩn
Còn ngươi lặng im như gió ngồi lên
Đưa bàn tay ra bóp cổ ngôi làng
Bàn tay đá của những con đường lớn.
Giữa trời tuyết thật vô cùng khiếp đảm
Vẻ kinh hoàng đang giãy giụa, kêu la
Ta chào ngươi, cái chết đen của ta
Bước ra đường ta cùng ngươi chào đón!
Đô thị hỡi, ngươi trong cơn giao chiến
Đặt tên ta như rác bẩn, xác chôn
Đồng ruộng tái tê trong đôi mắt buồn
Vẻ sững sờ như những dòng điện tín.
Bắp thịt gân trên cổ bầy quỉ ác
Tấm lót bằng gang lên đó đặt vào
Đành chịu chăng? Bởi không phải lần đầu
Ta từng chịu lung lay và mất mát.
Thôi con tim đớn đau thì cứ mặc
Bài ca này của sự thật thú muông
… Kẻ đi săn đuổi theo chó sói rừng
Rồi vòng vây cứ dần dần siết chặt.
Con thú né… và từ nơi mai phục
Có ai người lúc ấy bóp cò nhanh
Bỗng chồm lên… và địch thủ hai chân
Bị xé ra từng phần vì nanh vuốt.
Ta chào con thú yêu thương của ta!
Chẳng vô tình mi nhảy vào dao sắt.
Ta cũng thế – bị khắp nơi đuổi bắt
Giữa những kẻ thù sắt thép ta qua.
Cũng như mi – ta sẵn sàng chờ đợi
Dù nghe tiếng kèn chiến thắng hoan ca
Nhưng sẽ thử thách máu thịt kẻ thù
Bằng cú nhảy chết người trong lần cuối.
Dù trên tuyết, rồi đây ta sẽ đổ
Sẽ chôn mình trong tuyết trắng quê hương…
Nhưng bài ca về cái chết đau buồn
Sẽ hát ta nghe ở bờ bến nọ.
1921
TÔI KHÔNG KHÓC
Tôi không khóc, không nài, không thương xót
Như khói trên cành, tất cả đều qua
Hoa táo trắng đã úa vàng, phai nhạt
Tôi đã không còn trẻ lại bao giờ.
Mi giờ đây đã không còn đập mạnh
Con tim này thui chột bởi giá băng
Và xứ sở bạch dương nhung gấm
Không còn xui tôi dạo bước chân trần.
Hồn lãng du! Mi mỗi ngày mỗi ít
Thức dậy lên ngọn lửa ở bờ môi
Vẻ tươi tắn của tôi ơi đã mất
Ánh mắt cuồng và cơn bão lòng tôi.
Giờ tôi ky bo trong nhiều ước muốn
Cuộc đời tôi? Hay chỉ một giấc mơ?
Tựa hồ như buổi sớm xuân vang động
Trên ngựa hồng tôi đã phóng về xa.
Trong đời này chúng ta đều cát bụi
Những cây phong lặng lẽ trút lá vàng…
Đến trọn kiếp xin mang niềm an ủi
Rằng đã đến cuộc đời nảy nở rồi tan.
1921.
SÁNG MAI TẤT CẢ SẼ LÀNH
Tất cả mọi thứ trên đời này chỉ
Được bắt đầu từ những tháng ngày xanh
Giá mà tôi đã không là thi sĩ
Có lẽ đã thành kẻ trộm, lưu manh.
Dù vóc dáng tôi gầy xương, thấp bé
Nhưng anh hùng trong mắt bọn trẻ thơ
Và thường xuyên bao nhiêu lần cũng thế
Mũi rách tả tơi khi trở về nhà.
Nhìn thấy tôi mẹ vô cùng kinh sợ
Tôi từng lời nói rít qua kẽ răng:
“Chẳng sao đâu! Con vấp vào hòn đá
Chỉ đến sáng mai tất cả sẽ lành”.
Và giờ đây khi trong lòng nguội lạnh
Tính ngang tàng, nóng nảy những ngày xưa
Thì có điều gì băn khoăn, lo lắng
Tràn ra thơ như chẳng có bến bờ.
Cả một đống đầy những lời vàng ngọc
Như vẫn còn đeo bám lấy từng dòng
Muốn nhắc lại thuở ngang tàng, gan góc
Của thằng lõi con tính nết lông bông.
Như ngày xưa tôi kiên cường gan góc
Chỉ bây giờ cú đấm mới tinh khôn...
Nếu ngày xưa người đánh tôi vào mặt
Thì giờ đây đang rỉ máu trong hồn.
Và tôi nói với bọn người xa lạ
Một bọn người hèn hạ, lũ lưu manh:
“Chẳng sao đâu! Tao vấp vào hòn đá
Chỉ đến sáng mai tất cả sẽ lành!”
2-1922.
XIN ĐỪNG CHỬI RỦA
Việc thế mà! Xin đừng chửi rủa
Bởi vì tôi đâu phải kẻ buôn lời.
Thật nặng nề cái đầu vặn ngửa
Cái đầu vàng của tôi.
Chẳng còn tình yêu với làng quê, thành thị
Tôi biết làm sao có thể mang về?
Vứt hết cả. Bộ râu dài tôi để
Thành kẻ lãng du đi ngang dọc nước Nga.
Tôi sẽ quên trường ca và sách vở
Và sẽ đeo một cái túi lên vai
Chính vì thế mà trên đồng ngọn gió
Hát cho tôi nhiều hơn hát cho người.
Người tôi bốc lên mùi hành, củ cải
Sẽ buồn lo gương nước lặng buổi chiều
Sẽ hỉ mũi thật to vào tay ấy
Và sẽ điên lên trong tất cả mọi điều.
Tôi cũng chẳng cần nhiều hơn may mắn
Chỉ lãng quên và nghe bão tuyết thôi
Vì nếu thiếu thói ngông cuồng, dớ dẩn
Thì tôi đây không thể sống trên đời.
1922.
Tất cả mọi thứ trên đời này chỉ
Được bắt đầu từ những tháng ngày xanh
Giá mà tôi đã không là thi sĩ
Có lẽ đã thành kẻ trộm, lưu manh.
Dù vóc dáng tôi gầy xương, thấp bé
Nhưng anh hùng trong mắt bọn trẻ thơ
Và thường xuyên bao nhiêu lần cũng thế
Mũi rách tả tơi khi trở về nhà.
Nhìn thấy tôi mẹ vô cùng kinh sợ
Tôi từng lời nói rít qua kẽ răng:
“Chẳng sao đâu! Con vấp vào hòn đá
Chỉ đến sáng mai tất cả sẽ lành”.
Và giờ đây khi trong lòng nguội lạnh
Tính ngang tàng, nóng nảy những ngày xưa
Thì có điều gì băn khoăn, lo lắng
Tràn ra thơ như chẳng có bến bờ.
Cả một đống đầy những lời vàng ngọc
Như vẫn còn đeo bám lấy từng dòng
Muốn nhắc lại thuở ngang tàng, gan góc
Của thằng lõi con tính nết lông bông.
Như ngày xưa tôi kiên cường gan góc
Chỉ bây giờ cú đấm mới tinh khôn...
Nếu ngày xưa người đánh tôi vào mặt
Thì giờ đây đang rỉ máu trong hồn.
Và tôi nói với bọn người xa lạ
Một bọn người hèn hạ, lũ lưu manh:
“Chẳng sao đâu! Tao vấp vào hòn đá
Chỉ đến sáng mai tất cả sẽ lành!”
2-1922.
XIN ĐỪNG CHỬI RỦA
Việc thế mà! Xin đừng chửi rủa
Bởi vì tôi đâu phải kẻ buôn lời.
Thật nặng nề cái đầu vặn ngửa
Cái đầu vàng của tôi.
Chẳng còn tình yêu với làng quê, thành thị
Tôi biết làm sao có thể mang về?
Vứt hết cả. Bộ râu dài tôi để
Thành kẻ lãng du đi ngang dọc nước Nga.
Tôi sẽ quên trường ca và sách vở
Và sẽ đeo một cái túi lên vai
Chính vì thế mà trên đồng ngọn gió
Hát cho tôi nhiều hơn hát cho người.
Người tôi bốc lên mùi hành, củ cải
Sẽ buồn lo gương nước lặng buổi chiều
Sẽ hỉ mũi thật to vào tay ấy
Và sẽ điên lên trong tất cả mọi điều.
Tôi cũng chẳng cần nhiều hơn may mắn
Chỉ lãng quên và nghe bão tuyết thôi
Vì nếu thiếu thói ngông cuồng, dớ dẩn
Thì tôi đây không thể sống trên đời.
1922.
TÔI GIỜ ĐÂY KHÔNG CÒN TỰ DỐI MÌNH
Tôi giờ đây không còn tự dối mình
Một nỗi lo trong con tim u ám.
Tôi nổi tiếng là kẻ xì căng đan?
Và tôi nổi tiếng là tên bịp bợm?
Tôi không phá rừng, không người độc ác
Không giết người bất hạnh chốn ngục tù
Tôi chỉ là kẻ lêu lổng, lãng du
Cười với tất cả mọi người tôi gặp.
Tôi – kẻ chơi bời của Mạc Tư Khoa
Khu Tver mọi con đường lớn nhỏ
Trong những hẻm vắng đến từng con chó
Dáng đi nhẹ nhàng của tôi chúng nhận ra.
Từng con ngựa đau khổ đón chào tôi
Gật đầu với tôi mỗi lần gặp gỡ.
Tôi – người bạn của loài muông thú
Chữa vết thương lòng cho muông thú thơ tôi.
Tôi đội mũ không phải vì đàn bà
Con tim tôi không say mê dại dột –
Mà cho tiện lợi, nỗi buồn giảm bớt
Lúa mạch vàng dâng cho ngựa cái tơ.
Giữa mọi người tôi không có bạn bè
Mà lòng tôi say mê vương quốc khác.
Chiếc cà vạt đẹp nhất sẵn sàng cho
Tôi khoác lên cổ từng con chó đực.
Thế nên giờ đây tôi chẳng đau lòng
Đã rõ ràng trong con tim u ám.
Tôi nổi tiếng là kẻ xì căng đan
Và tôi nổi tiếng là tên bịp bợm.
1922.
GIỮA ĐƯỜNG PHỐ MẠC TƯ KHOA
Vâng! Giờ đã quyết rồi không lưỡng lự
Tôi giã từ mãi mãi với quê hương
Trên đầu tôi chẳng còn ngân vang nữa
Tiếng rì rào những cành lá bạch dương.
Ngôi nhà thấp vắng tôi còng lưng xuống
Con chó già của tôi chết từ lâu.
Giữa đường phố Mạc Tư Khoa uốn lượn
Sống chết mặc trời ai biết được đâu.
Tôi thấy yêu thành phố này rắc rối
Dù có vẻ gì phục phịch, già hom
Cái màu vàng của Á châu đắm đuối
Như đã ngủ yên trên những mái vòm.
Rồi những khi trong đêm trời trăng sáng
Trăng trên trời nhưng đâu có nhìn lên
Tôi bước đi đầu tôi hơi cúi xuống
Trên con đường vào quán rượu thân quen.
Trong quán rượu tiếng kêu gào ầm ĩ
Nhưng suốt đêm thâu tận ánh bình minh
Tôi ngồi đọc thơ cho nhiều gái đĩ
Và uống rượu cùng với những lưu manh.
Con tim đập cứ mỗi ngày mỗi mạnh
Và giờ đây tôi nói với mọi người:
“Tôi cũng thế, như các người hư hỏng
Chẳng còn đường quay trở lại cho tôi”.
Ngôi nhà thấp vắng tôi còng lưng xuống
Con chó già của tôi chết từ lâu.
Giữa đường phố Mạc Tư Khoa uốn lượn
Sống chết mặc trời ai biết được đâu.
Tôi giờ đây không còn tự dối mình
Một nỗi lo trong con tim u ám.
Tôi nổi tiếng là kẻ xì căng đan?
Và tôi nổi tiếng là tên bịp bợm?
Tôi không phá rừng, không người độc ác
Không giết người bất hạnh chốn ngục tù
Tôi chỉ là kẻ lêu lổng, lãng du
Cười với tất cả mọi người tôi gặp.
Tôi – kẻ chơi bời của Mạc Tư Khoa
Khu Tver mọi con đường lớn nhỏ
Trong những hẻm vắng đến từng con chó
Dáng đi nhẹ nhàng của tôi chúng nhận ra.
Từng con ngựa đau khổ đón chào tôi
Gật đầu với tôi mỗi lần gặp gỡ.
Tôi – người bạn của loài muông thú
Chữa vết thương lòng cho muông thú thơ tôi.
Tôi đội mũ không phải vì đàn bà
Con tim tôi không say mê dại dột –
Mà cho tiện lợi, nỗi buồn giảm bớt
Lúa mạch vàng dâng cho ngựa cái tơ.
Giữa mọi người tôi không có bạn bè
Mà lòng tôi say mê vương quốc khác.
Chiếc cà vạt đẹp nhất sẵn sàng cho
Tôi khoác lên cổ từng con chó đực.
Thế nên giờ đây tôi chẳng đau lòng
Đã rõ ràng trong con tim u ám.
Tôi nổi tiếng là kẻ xì căng đan
Và tôi nổi tiếng là tên bịp bợm.
1922.
GIỮA ĐƯỜNG PHỐ MẠC TƯ KHOA
Vâng! Giờ đã quyết rồi không lưỡng lự
Tôi giã từ mãi mãi với quê hương
Trên đầu tôi chẳng còn ngân vang nữa
Tiếng rì rào những cành lá bạch dương.
Ngôi nhà thấp vắng tôi còng lưng xuống
Con chó già của tôi chết từ lâu.
Giữa đường phố Mạc Tư Khoa uốn lượn
Sống chết mặc trời ai biết được đâu.
Tôi thấy yêu thành phố này rắc rối
Dù có vẻ gì phục phịch, già hom
Cái màu vàng của Á châu đắm đuối
Như đã ngủ yên trên những mái vòm.
Rồi những khi trong đêm trời trăng sáng
Trăng trên trời nhưng đâu có nhìn lên
Tôi bước đi đầu tôi hơi cúi xuống
Trên con đường vào quán rượu thân quen.
Trong quán rượu tiếng kêu gào ầm ĩ
Nhưng suốt đêm thâu tận ánh bình minh
Tôi ngồi đọc thơ cho nhiều gái đĩ
Và uống rượu cùng với những lưu manh.
Con tim đập cứ mỗi ngày mỗi mạnh
Và giờ đây tôi nói với mọi người:
“Tôi cũng thế, như các người hư hỏng
Chẳng còn đường quay trở lại cho tôi”.
Ngôi nhà thấp vắng tôi còng lưng xuống
Con chó già của tôi chết từ lâu.
Giữa đường phố Mạc Tư Khoa uốn lượn
Sống chết mặc trời ai biết được đâu.
1922.
HÁT THƯƠNG CHO NHỮNG BÀN TAY
Hãy hát lên. Trên cây đàn nguyền rủa
Những ngón tay lượn múa nửa vòng cung
Trong cơn say này dường như nghẹn thở
Bạn thân yêu ơi, người bạn cuối cùng.
Đừng nhìn sang đôi bàn tay ngà ngọc
Và bờ vai, suối tóc mượt như tơ
Tôi đi kiếm ở đây niềm hạnh phúc
Lại tìm ra cái chết, thật không ngờ!
Tôi đâu biết tình yêu – mầm bệnh hoạn
Đâu biết rằng tình yêu – bệnh kinh niên
Tình đến gần nheo mắt nhìn du đãng
Tôi trở thành kẻ mất trí, cuồng điên.
Hãy hát lên. Gợi cho lòng tôi khóc
Buổi ban đầu tha thiết những ngày qua
Thôi giờ để người ta hôn kẻ khác
Người ta xinh sao lòng dạ xấu xa.
Khoan hãy gượm. Tôi ơi đừng nguyền rủa
Hãy bình tâm. Xin chớ qưở trách người
Hãy để cho tôi hát về mình nhé
Dưới dây trầm tôi hát khúc bi ai.
Tuổi thanh xuân vẫn tuôn chảy không ngừng
Chất trong tim những mối tình mãnh liệt
Biết bao nhiêu cô gái tôi đã nâng
Bao phụ nữ trong góc phòng đã riết.
Có ở đời một sự thật đắng cay
Tôi đã nhìn bằng con mắt thơ dại:
Xin xếp hàng lần lượt những đời trai
Mang sức lực của mình dâng cho gái.
Thì cớ gì tôi lại phải ghen tuông
Thì tại sao phải làm tôi đau đớn
Cuộc đời ta – những là chiếu với giường
Cuộc đời ta – nụ hôn vào vực thẳm.
Hãy hát lên những lời ca đau khổ
Thương những bàn tay bất hạnh đời ta
Chỉ sau khi nói những lời nguyền rủa...
Bạn thân yêu, tôi không chết bao giờ*.
1922.
__________________
*Trong cuộc đời của Esenin có rất nhiều người phụ nữ. Esenin không nói cụ thể như Puskin khi nhà thơ gọi Natalia Goncharova là mối tình thứ 113 của mình mà chỉ nói chung chung kiểu như: “Biết bao nhiêu cô gái tôi đã nâng/ Bao phụ nữ trong góc phòng đã riết…” hoặc “Tôi hạnh phúc đã hôn nhiều phụ nữ…”, “Tôi đã trở thành một gã Đông-Gioăng… vv”. Ngoài tập thơ “Mối tình của tên du đãng” Esenin đề tặng Avgusta Miklashevskaya thì những bài thơ viết về những người phụ nữ khác nhà thơ không chú thích. Nhưng qua nội dung bài thơ này hay cả trong trường ca “Người đen”: “Gọi một người phụ nữ/ Tuổi trên bốn mươi gì đó/ Là cô bé cưng/ Và hư đốn của mình…” thì người ta đã đoán ra người phụ nữ này là Isadora Duncan. “Isadora Duncan (1877-1927) – nữ nghệ sĩ múa, biên đạo, nhà cải cách ba lê Hoa Kỳ. Là một trong những người đặt nền móng cho vũ đạo hiện đại<……> Là người đầu tiên lấy phần nhạc của bài Quốc tế ca để soạn ra phần múa. Duncan chủ trương đưa múa vào giảng dạy tại nhà trường, mở ra một trường phái múa mới (Xem:Đuncan . Từ điển bách khoa Việt Nam . Tập1).
Duncan là một phụ nữ nổi tiếng, một thời là vợ của nhà thơ. Hôn nhân giữa
Esenin và Duncan
là một mẫu mực của những cuộc tình không biên giới. Duncan ngoài tiếng mẹ đẻ (tiếng Mỹ) còn nói
thạo tiếng Pháp, tiếng Đức nhưng chỉ biết một vài câu tiếng Nga thông dụng. Còn
Esenin ngoài tiếng mẹ đẻ (tiếng Nga) không biết một ngoại ngữ nào nhưng hai
người vẫn hoàn toàn hiểu nhau. Họ từng đi du lịch khắp châu Âu và Bắc Mỹ cả năm
trời. Và những cái chết bí ẩn của họ cũng khiến cho người đời không thể không
suy nghĩ. Esenin tự tử tháng 12 năm 1925 ở Leningrad (nước Nga), theo giả thiết
chính thức, là đã thắt cổ bằng caravát còn Duncan hai năm sau chết ở nước Pháp
trong một tai nạn ôtô. Chiếc khăn quàng tung bay trong gió của cô dường như có
một bàn tay vô hình đem quấn vào bánh xe làm cho cô chết vì bị thắt cổ. Một cái
chết đau thương nhưng cũng không kém phần lãng mạn. Câu nói cuối cùng: “Vĩnh
biệt bạn bè, tôi về với vinh quang!”
Hãy hát lên. Trên cây đàn nguyền rủa
Những ngón tay lượn múa nửa vòng cung
Trong cơn say này dường như nghẹn thở
Bạn thân yêu ơi, người bạn cuối cùng.
Đừng nhìn sang đôi bàn tay ngà ngọc
Và bờ vai, suối tóc mượt như tơ
Tôi đi kiếm ở đây niềm hạnh phúc
Lại tìm ra cái chết, thật không ngờ!
Tôi đâu biết tình yêu – mầm bệnh hoạn
Đâu biết rằng tình yêu – bệnh kinh niên
Tình đến gần nheo mắt nhìn du đãng
Tôi trở thành kẻ mất trí, cuồng điên.
Hãy hát lên. Gợi cho lòng tôi khóc
Buổi ban đầu tha thiết những ngày qua
Thôi giờ để người ta hôn kẻ khác
Người ta xinh sao lòng dạ xấu xa.
Khoan hãy gượm. Tôi ơi đừng nguyền rủa
Hãy bình tâm. Xin chớ qưở trách người
Hãy để cho tôi hát về mình nhé
Dưới dây trầm tôi hát khúc bi ai.
Tuổi thanh xuân vẫn tuôn chảy không ngừng
Chất trong tim những mối tình mãnh liệt
Biết bao nhiêu cô gái tôi đã nâng
Bao phụ nữ trong góc phòng đã riết.
Có ở đời một sự thật đắng cay
Tôi đã nhìn bằng con mắt thơ dại:
Xin xếp hàng lần lượt những đời trai
Mang sức lực của mình dâng cho gái.
Thì cớ gì tôi lại phải ghen tuông
Thì tại sao phải làm tôi đau đớn
Cuộc đời ta – những là chiếu với giường
Cuộc đời ta – nụ hôn vào vực thẳm.
Hãy hát lên những lời ca đau khổ
Thương những bàn tay bất hạnh đời ta
Chỉ sau khi nói những lời nguyền rủa...
Bạn thân yêu, tôi không chết bao giờ*.
1922.
__________________
*Trong cuộc đời của Esenin có rất nhiều người phụ nữ. Esenin không nói cụ thể như Puskin khi nhà thơ gọi Natalia Goncharova là mối tình thứ 113 của mình mà chỉ nói chung chung kiểu như: “Biết bao nhiêu cô gái tôi đã nâng/ Bao phụ nữ trong góc phòng đã riết…” hoặc “Tôi hạnh phúc đã hôn nhiều phụ nữ…”, “Tôi đã trở thành một gã Đông-Gioăng… vv”. Ngoài tập thơ “Mối tình của tên du đãng” Esenin đề tặng Avgusta Miklashevskaya thì những bài thơ viết về những người phụ nữ khác nhà thơ không chú thích. Nhưng qua nội dung bài thơ này hay cả trong trường ca “Người đen”: “Gọi một người phụ nữ/ Tuổi trên bốn mươi gì đó/ Là cô bé cưng/ Và hư đốn của mình…” thì người ta đã đoán ra người phụ nữ này là Isadora Duncan. “Isadora Duncan (1877-1927) – nữ nghệ sĩ múa, biên đạo, nhà cải cách ba lê Hoa Kỳ. Là một trong những người đặt nền móng cho vũ đạo hiện đại<……> Là người đầu tiên lấy phần nhạc của bài Quốc tế ca để soạn ra phần múa. Duncan chủ trương đưa múa vào giảng dạy tại nhà trường, mở ra một trường phái múa mới (Xem:
CHIA TAY VỚI MARIENGOF
Có hạnh phúc mãnh liệt trong tình bạn
Và trong lòng cơn co giật cuồng điên
Thân xác tôi bị ngọn lửa đốt lên
Như một cây nến trắng.
Người dấu yêu! Hãy đưa tay tôi bắt
Bởi một điều, cách khác, chẳng hề quen
Tôi muốn trong phút giây này ly biệt
Rửa mái đầu bằng thứ bọt màu vàng.
Tô-li-a, Tô-li-a, có phải anh
Đã bao lần, đã bao khoảnh khắc
Bây giờ lại, như sữa kia, đông đặc
Quanh quầng mắt không nhúc nhích, đứng yên.
Dưới trăng này tôi và anh tạm biệt
Đợi đến ngày vui, liệu có còn không?
Giữa những người nổi tiếng và trẻ trung
Đối với tôi, anh là người tốt nhất.
Rồi một năm, một thời gian nào đó
Biết đâu ta còn gặp lại nữa mà…
Thật khủng khiếp – trong hồn đang đi qua
Tựa hồ như tình yêu, như tuổi trẻ.
Rồi trong anh người khác sẽ thay tôi
Có phải thế – nghe theo lời to nhỏ –
Mà đôi tai của tôi nức nở
Như mái chèo vỗ óc ách trên vai?
Dưới trăng này tôi và anh tạm biệt
Một ngày vui với tôi sẽ không còn
Nhưng giữa những người rạo rực, trẻ trung
Đối với tôi, anh là người tốt nhất.
1922.
NIỀM VUI SINH THÔ LỖ
Niềm vui sinh thô lỗ
Nỗi buồn sinh dịu dàng.
Tôi chẳng cần gì cả
Không một ai tôi thương.
Chỉ thương tôi chút xíu
Thương con chó không nhà.
Con đường này thẳng ra
Dẫn tôi vào quán rượu.
Những con quỉ, chửi gì?
Hay tôi người xứ khác?
Vì chén rượu mà ta
Đặt những chiếc quần cộc.
Tôi nhìn ra cửa sổ
Trong tim oi và buồn.
Hãy biến đi đường phố
Vào mặt trời xa xăm.
Trên đường cậu bé con.
Nóng, khô bầu không khí.
Cậu bé sướng vô cùng
Cậu đang ngồi ngoáy mũi.
Cứ ngoáy đi, cậu bé
Đưa cả ngón tay luôn
Nhưng mà mạnh như thế
Đừng chui vào trong hồn.
Tôi nhút nhát, rụt rè
Nhìn vào, be một dãy!
Tôi gom những nút be
Đem hồn tôi bịt lại.
1923.
ĐƯỜNG PHỐ NÀY
Đường phố này với tôi quen thuộc lắm
Và tôi rất quen với mái nhà tranh.
Trên cửa sổ ngất ngểu đường dây bện
Được kết bằng rơm rạ màu xanh.
Từng một thời nặng nề bao tai biến
Năm tháng dữ dằn của sức mạnh cuồng điên.
Giờ nhớ lại những ngày xưa thương mến
Giờ nhớ về chốn làng mạc màu xanh.
Tôi không tìm vinh quang hay tĩnh lặng
Đã quen rồi thói danh hão phù hoa
Bây giờ đây khi đôi mắt tôi nhắm
Chỉ nhìn ra ngôi nhà của mẹ cha.
Tôi nhìn thấy trong vườn mưa bụi
Tháng tám mùa thu lặng lẽ đến gần.
Những cây gia với bàn chân tươi rói
Giữ trong vườn tiếng chim hót râm ran.
Tôi đã yêu ngôi nhà này bằng gỗ
Những thanh gỗ tròn trong bếp cháy lưa thưa
Bếp lò ta lạ lùng và hoang dã
Kêu vù vù trong những đêm mưa.
Một giọng nói ồm ồm nghe thổn thức
Khóc cho ai còn sống hay chết rồi.
Mày thấy gì, con lạc đà bằng gạch
Mà kêu rú lên trong tiếng mưa rơi?
Nó đã thấy những miền xa tít tắp
Giấc mơ nào, những ngày tháng nở hoa
Và khói sương bàng bạc
Những xứ sở này tôi vẫn biết
Nơi đã từng qua không ít chặng đường.
Giờ còn lại chỉ một điều tha thiết
Là được quay về lại với quê hương.
Nhưng đã tắt cơn mê thiu thiu ngủ
Tất cả tan vào sương khói màu xanh
Hoà bình cho ngươi – cánh đồng rơm rạ
Hoà bình cho ngươi – hỡi mái nhà tranh.
1923.
TÔI MỆT MỎI NHƯ THẾ CHƯA TỪNG
Tôi mệt mỏi như thế chưa từng.
Trong băng giá của mùa đông màu xám
Tôi mơ thấy bầu trời Riazan
Và mơ thấy cuộc đời tôi phóng đãng.
Từng yêu tôi có rất nhiều phụ nữ
Tự mình tôi không yêu nổi một người
Có phải thế, sức mạnh nào hung dữ
Cứ kéo tôi vào với rượu không thôi.
Vô thiên lủng những đêm say suốt sáng
Nỗi buồn trong cơn phóng đãng hoành hành!
Có phải thế mà đôi mắt gặm nhấm
Tựa hồ như những chiếc lá màu xanh?
Tôi không đau khi người ta phụ bạc
Thắng lợi dễ dàng cũng chẳng hề vui
Màu vàng rộm của biết bao mái tóc
Giờ đang chuyển sang màu xám hết rồi.
Đang chuyển sang tro tàn và nước
Khi hiện ra làn sương đục mùa thu.
Tôi chẳng tiếc những tháng năm đã mất
Và không mong trở lại một điều gì.
Tôi mệt mỏi hành hạ mình vớ vẩn
Với nụ cười trên gương mặt lạ kỳ
Tôi thích mặc trên thân hình nhẹ mỏng
Ánh sáng êm, vẻ yên lặng tử thi…
Và bây giờ đã không còn khó nhọc
Bước từ ổ này sang ổ khác lưu manh
Như vào chiếc áo sơ mi trói buộc
Khối bê tông thiên nhiên được biến thành.
Trong người tôi cũng theo điều như thế
Đang trấn an bầu nhiệt huyết điên cuồng
Nhưng dù sao, tôi luôn luôn kính nể
Những cánh đồng một thuở đã yêu thương.
Về miền quê, nơi tôi từ tấm bé
Đã nô đùa trên hoa cỏ màu vàng
Tôi gửi lời chào quạ khoang, chim sẻ
Và cả cú mèo nức nở trong đêm.
Tôi kêu về miền xa thẳm mùa xuân:
“Chim chóc ơi, trong run rẩy màu xanh
Hãy nhắn rằng tôi đã thôi gây chuyện
Để ngọn gió sẽ bắt đầu xao xuyến
Và lúa mạch đen cũng sẽ rùng mình”.
1923?
Tôi mệt mỏi như thế chưa từng.
Trong băng giá của mùa đông màu xám
Tôi mơ thấy bầu trời Riazan
Và mơ thấy cuộc đời tôi phóng đãng.
Từng yêu tôi có rất nhiều phụ nữ
Tự mình tôi không yêu nổi một người
Có phải thế, sức mạnh nào hung dữ
Cứ kéo tôi vào với rượu không thôi.
Vô thiên lủng những đêm say suốt sáng
Nỗi buồn trong cơn phóng đãng hoành hành!
Có phải thế mà đôi mắt gặm nhấm
Tựa hồ như những chiếc lá màu xanh?
Tôi không đau khi người ta phụ bạc
Thắng lợi dễ dàng cũng chẳng hề vui
Màu vàng rộm của biết bao mái tóc
Giờ đang chuyển sang màu xám hết rồi.
Đang chuyển sang tro tàn và nước
Khi hiện ra làn sương đục mùa thu.
Tôi chẳng tiếc những tháng năm đã mất
Và không mong trở lại một điều gì.
Tôi mệt mỏi hành hạ mình vớ vẩn
Với nụ cười trên gương mặt lạ kỳ
Tôi thích mặc trên thân hình nhẹ mỏng
Ánh sáng êm, vẻ yên lặng tử thi…
Và bây giờ đã không còn khó nhọc
Bước từ ổ này sang ổ khác lưu manh
Như vào chiếc áo sơ mi trói buộc
Khối bê tông thiên nhiên được biến thành.
Trong người tôi cũng theo điều như thế
Đang trấn an bầu nhiệt huyết điên cuồng
Nhưng dù sao, tôi luôn luôn kính nể
Những cánh đồng một thuở đã yêu thương.
Về miền quê, nơi tôi từ tấm bé
Đã nô đùa trên hoa cỏ màu vàng
Tôi gửi lời chào quạ khoang, chim sẻ
Và cả cú mèo nức nở trong đêm.
Tôi kêu về miền xa thẳm mùa xuân:
“Chim chóc ơi, trong run rẩy màu xanh
Hãy nhắn rằng tôi đã thôi gây chuyện
Để ngọn gió sẽ bắt đầu xao xuyến
Và lúa mạch đen cũng sẽ rùng mình”.
1923?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét