Sergei Esenin. 201 bài thơ Thơ và Trường ca
NƯỚC NGA VÔ GIA CƯ
Các bạn ơi hôm nay tôi buồn
Một nỗi đau thức dậy
Sau vụ xì-căng-đan!
Tôi nhớ về
Câu chuyện buồn thương
Câu chuyện về Oliver Twist*.
Ta mỗi người mỗi khác
Khóc cho số phận của mình
Người pháo đài đã biết
Kẻ Sibêri đã quen.
Chính vì thế mà bây giờ
Các cha đạo, ông từ
Đi cầu nguyện kính chào
Tất cả thành viên Hội đồng Dân uỷ.
Chính vì thế mà nông dân
Đong rượu bằng stof**
Khi kể chuyện cho những người bà con
Nhìn lên ảnh Mác
Như là Savaof***
Và thả khói thuốc
Vào đôi mắt Lê Nin.
Số phận trớ trêu!
Ta thành những người bị bỏ
Và lên những gì xưa cũ
Ngưòi ta đóng cọc vào.
Nhưng dù sao
Còn nhà tu, ni viện
Với mỗi lời “A-men”
Đều bị lập biên bản.
Và người ta nói rằng
Quên về những ngày nguy hiểm:
“Ta cho chúng nó…
Không phải lông mà thành bụi…
Tôi một mình
Cắt 15 thằng đỏ
Và cứ như thế
Mỗi một thầy tu”.
Nước Nga mẹ hiền ơi!
Hãy tha lỗi cho tôi
Xin tha lỗi!
Nhưng cái điều này dã man, đê tiện
Trên con đường ngắn ngủi của mình
Tôi không âu yếm
Và không hôn.
Họ có nhà có cửa
Họ có bánh mỳ
Họ với những lời nguyện cầu
Phồn vinh và no đủ.
Nhưng mà còn có
Trên mặt đất đau buồn
Tất cả người hiền, kẻ ác
Bị lãng quên.
Những thằng bé chừng bảy-tám tuổi
Lang thang đây đó chẳng ai trông
Những con người vật vạ, lông bông
Chúng là dấu hiệu
Của sự trách móc chúng ta.
Các bạn ơi hôm nay tôi buồn
Một nỗi đau sau vụ xì-căng-đan thức dậy
Tôi nhớ về
Câu chuyện buồn thương
Câu chuyện về Oliver Twist.
Tôi cũng lớn lên
Rách rưới và bất hạnh
Giữa những buổi bình minh
Nặng nề và loãng.
Nhưng nếu như tất cả cậu bé
Đứng dậy thành hàng
Thì sẽ có hàng ngàn
Nhà thơ tuyệt thế.
Trong họ có Puskin
Lermontov
Koltsov
Trong họ có Nekrasov
Và trong họ có tôi.
. . . . .
Có phải thế mà nỗi buồn của tôi
Vang lên thành lời
Khi tôi nhìn vào họ
Những kẻ khốn nạn trên đời.
Tôi biết tương lai
Là của họ…
Lịch thời gian là của họ…
Và tất cả vinh quang trên đời.
Có phải vì thế
Mà những dòng thơ cay đắng của tôi
Đối với tất cả những người khác
Giống như thuốc độc giết người.
Tôi chỉ hát cho họ
Những kẻ qua đêm trong nhà bếp
Và những kẻ
Ngủ trong toa-lét.
Cứ để cho họ
Nếu đọc những dòng thơ tôi
Sẽ biết rằng đứng sau họ
Có những kẻ hờn giận trên đời.
1924.
______________________
*Nhân vật trong tiểu thuyết của Charles Dickens.
**Đơn vị đo lường cũ của Nga bằng 1/10 xô.
***Tên hiệu của Đức Chúa Trời trong đạo Do Thái.
Các bạn ơi hôm nay tôi buồn
Một nỗi đau thức dậy
Sau vụ xì-căng-đan!
Tôi nhớ về
Câu chuyện buồn thương
Câu chuyện về Oliver Twist*.
Ta mỗi người mỗi khác
Khóc cho số phận của mình
Người pháo đài đã biết
Kẻ Sibêri đã quen.
Chính vì thế mà bây giờ
Các cha đạo, ông từ
Đi cầu nguyện kính chào
Tất cả thành viên Hội đồng Dân uỷ.
Chính vì thế mà nông dân
Đong rượu bằng stof**
Khi kể chuyện cho những người bà con
Nhìn lên ảnh Mác
Như là Savaof***
Và thả khói thuốc
Vào đôi mắt Lê Nin.
Số phận trớ trêu!
Ta thành những người bị bỏ
Và lên những gì xưa cũ
Ngưòi ta đóng cọc vào.
Nhưng dù sao
Còn nhà tu, ni viện
Với mỗi lời “A-men”
Đều bị lập biên bản.
Và người ta nói rằng
Quên về những ngày nguy hiểm:
“Ta cho chúng nó…
Không phải lông mà thành bụi…
Tôi một mình
Cắt 15 thằng đỏ
Và cứ như thế
Mỗi một thầy tu”.
Nước Nga mẹ hiền ơi!
Hãy tha lỗi cho tôi
Xin tha lỗi!
Nhưng cái điều này dã man, đê tiện
Trên con đường ngắn ngủi của mình
Tôi không âu yếm
Và không hôn.
Họ có nhà có cửa
Họ có bánh mỳ
Họ với những lời nguyện cầu
Phồn vinh và no đủ.
Nhưng mà còn có
Trên mặt đất đau buồn
Tất cả người hiền, kẻ ác
Bị lãng quên.
Những thằng bé chừng bảy-tám tuổi
Lang thang đây đó chẳng ai trông
Những con người vật vạ, lông bông
Chúng là dấu hiệu
Của sự trách móc chúng ta.
Các bạn ơi hôm nay tôi buồn
Một nỗi đau sau vụ xì-căng-đan thức dậy
Tôi nhớ về
Câu chuyện buồn thương
Câu chuyện về Oliver Twist.
Tôi cũng lớn lên
Rách rưới và bất hạnh
Giữa những buổi bình minh
Nặng nề và loãng.
Nhưng nếu như tất cả cậu bé
Đứng dậy thành hàng
Thì sẽ có hàng ngàn
Nhà thơ tuyệt thế.
Trong họ có Puskin
Lermontov
Koltsov
Trong họ có Nekrasov
Và trong họ có tôi.
. . . . .
Có phải thế mà nỗi buồn của tôi
Vang lên thành lời
Khi tôi nhìn vào họ
Những kẻ khốn nạn trên đời.
Tôi biết tương lai
Là của họ…
Lịch thời gian là của họ…
Và tất cả vinh quang trên đời.
Có phải vì thế
Mà những dòng thơ cay đắng của tôi
Đối với tất cả những người khác
Giống như thuốc độc giết người.
Tôi chỉ hát cho họ
Những kẻ qua đêm trong nhà bếp
Và những kẻ
Ngủ trong toa-lét.
Cứ để cho họ
Nếu đọc những dòng thơ tôi
Sẽ biết rằng đứng sau họ
Có những kẻ hờn giận trên đời.
1924.
______________________
*Nhân vật trong tiểu thuyết của Charles Dickens.
**Đơn vị đo lường cũ của Nga bằng 1/10 xô.
***Tên hiệu của Đức Chúa Trời trong đạo Do Thái.
THƯ GỬI NGƯỜI PHỤ NỮ
Em còn nhớ không
Tất nhiên, em còn nhớ
Khi anh đứng
Dựa bức tường
Em lo âu đi lại trong phòng
Có điều gì gay gắt
Như ném vào mặt anh.
Em nói rằng
Đã đến lúc hai ta từ giã
Rằng em bị hành hạ
Vì cuộc đời rồ dại của anh
Rằng em phải lo cho công việc của mình
Còn số phận của anh
Như người trôi xuống dốc.
Em thân yêu!
Em đã chẳng yêu anh
Đã không biết rằng trong cuộc đời
Anh như con ngựa kiệt sức sùi bọt mép
Bởi người cưỡi ngựa cứ thúc giục không thôi.
Em không biết rằng
Anh ở trong làn khói đặc
Trong u mê cơn lốc xoáy cuộc đời
Anh day dứt, không thể nào hiểu được
Đi về đâu số kiếp nổi trôi.
Mặt đối mặt
Nhưng không nhìn thấy mặt
Nhận ra nhau chỉ khi ở rất xa
Khi mặt biển kia gào thét
Thì con tàu trên đó sẽ lắc lư.
Trái đất tựa con tàu
Nhưng bỗng nhiên ai đó
Vì những chân trời mới vinh quang
Đã hướng thẳng con tàu vào dông tố
Tay lái vẫn vững vàng.
Thì có ai trên boong tàu rộng lớn
Là người không ngã xuống, không nôn
Chỉ có ai đã trải đời lão luyện
Giữ được lặng yên trước sự tròng trành.
Thì khi đó anh
Trong tiếng ồn ào hoảng loạn
Anh nhận ra công việc của mình
Anh đi xuống hầm tàu
Để không còn thấy người ta nôn mửa
Và hầm tàu đó
Chính là quán rượu Nga
Anh lao vào với những cuộc say sưa
Để quên đi đau khổ
Và tự giết mình
Trong những cơn say.
Em thân yêu!
Anh đã làm em khổ
Đã từng có một nỗi buồn
Trong đôi mắt em đó:
Rằng trước mặt em anh đã
Tàn phá đời mình không một chút tiếc thương.
Nhưng em không biết rằng
Trong làn khói đặc
Trong u mê cơn lốc xoáy cuộc đời
Anh vẫn hoài day dứt
Anh đã không thể nào hiểu được
Đi về đâu số kiếp nổi trôi.
.................................................. ....
Năm tháng qua nhanh
Bây giờ anh đã thêm tuổi tác
Đã suy nghĩ và cảm xúc theo kiểu khác
Anh xin được nói câu chúc mừng
Và khen ngợi kẻ lái tàu ngày trước!
Hôm nay anh
Thấy rạo rực trong lòng
Anh nhớ lại nỗi buồn của em ngày trước
Và bây giờ
Anh vội vàng xin được
Kể với em
Anh ra sao và điều gì đã xảy ra!
Em thân yêu!
Anh sung sướng nói với em rằng:
Anh đã may không bị rơi xuống vực
Hôm nay đây trên quê hương Xô Viết
Anh say sưa với những chuyến du hành.
Anh đã trở thành
Người khác hẳn ngày xưa
Giá mà em còn ở đến bây giờ
Anh đã không làm em khổ
Vì ngọn cờ tự do
Và vinh quang lao động
Anh sẵn sàng đi đến biển Măng-sơ.
Hãy tha lỗi cho anh...
Anh biết rằng bây giờ em đã khác
Em sống với người chồng
Thông minh và nghiêm túc
Em chẳng cần những đau khổ ngày xưa
Và anh là kẻ
Em đã không còn cần đến bao giờ.
Em hãy sống cuộc đời
Có ngôi sao đưa đường dẫn lối
Một cuộc đời đã hoàn toàn thay đổi.
Xin gửi lời chào em
Một người mãi mãi nhớ đến em
Người quen biết
Xéc-gây Ê-xê-nhin.
1924.
Em còn nhớ không
Tất nhiên, em còn nhớ
Khi anh đứng
Dựa bức tường
Em lo âu đi lại trong phòng
Có điều gì gay gắt
Như ném vào mặt anh.
Em nói rằng
Đã đến lúc hai ta từ giã
Rằng em bị hành hạ
Vì cuộc đời rồ dại của anh
Rằng em phải lo cho công việc của mình
Còn số phận của anh
Như người trôi xuống dốc.
Em thân yêu!
Em đã chẳng yêu anh
Đã không biết rằng trong cuộc đời
Anh như con ngựa kiệt sức sùi bọt mép
Bởi người cưỡi ngựa cứ thúc giục không thôi.
Em không biết rằng
Anh ở trong làn khói đặc
Trong u mê cơn lốc xoáy cuộc đời
Anh day dứt, không thể nào hiểu được
Đi về đâu số kiếp nổi trôi.
Mặt đối mặt
Nhưng không nhìn thấy mặt
Nhận ra nhau chỉ khi ở rất xa
Khi mặt biển kia gào thét
Thì con tàu trên đó sẽ lắc lư.
Trái đất tựa con tàu
Nhưng bỗng nhiên ai đó
Vì những chân trời mới vinh quang
Đã hướng thẳng con tàu vào dông tố
Thì có ai trên boong tàu rộng lớn
Là người không ngã xuống, không nôn
Chỉ có ai đã trải đời lão luyện
Giữ được lặng yên trước sự tròng trành.
Thì khi đó anh
Trong tiếng ồn ào hoảng loạn
Anh nhận ra công việc của mình
Anh đi xuống hầm tàu
Để không còn thấy người ta nôn mửa
Và hầm tàu đó
Chính là quán rượu Nga
Anh lao vào với những cuộc say sưa
Để quên đi đau khổ
Và tự giết mình
Trong những cơn say.
Em thân yêu!
Anh đã làm em khổ
Đã từng có một nỗi buồn
Trong đôi mắt em đó:
Rằng trước mặt em anh đã
Tàn phá đời mình không một chút tiếc thương.
Nhưng em không biết rằng
Trong làn khói đặc
Trong u mê cơn lốc xoáy cuộc đời
Anh vẫn hoài day dứt
Anh đã không thể nào hiểu được
Đi về đâu số kiếp nổi trôi.
.................................................. ....
Năm tháng qua nhanh
Bây giờ anh đã thêm tuổi tác
Đã suy nghĩ và cảm xúc theo kiểu khác
Anh xin được nói câu chúc mừng
Và khen ngợi kẻ lái tàu ngày trước!
Hôm nay anh
Thấy rạo rực trong lòng
Anh nhớ lại nỗi buồn của em ngày trước
Và bây giờ
Anh vội vàng xin được
Kể với em
Anh ra sao và điều gì đã xảy ra!
Em thân yêu!
Anh sung sướng nói với em rằng:
Anh đã may không bị rơi xuống vực
Hôm nay đây trên quê hương Xô Viết
Anh say sưa với những chuyến du hành.
Anh đã trở thành
Người khác hẳn ngày xưa
Giá mà em còn ở đến bây giờ
Anh đã không làm em khổ
Vì ngọn cờ tự do
Và vinh quang lao động
Anh sẵn sàng đi đến biển Măng-sơ.
Hãy tha lỗi cho anh...
Anh biết rằng bây giờ em đã khác
Em sống với người chồng
Thông minh và nghiêm túc
Em chẳng cần những đau khổ ngày xưa
Và anh là kẻ
Em đã không còn cần đến bao giờ.
Em hãy sống cuộc đời
Có ngôi sao đưa đường dẫn lối
Một cuộc đời đã hoàn toàn thay đổi.
Xin gửi lời chào em
Một người mãi mãi nhớ đến em
Người quen biết
Xéc-gây Ê-xê-nhin.
1924.
GỬI CÁC NHÀ THƠ GRUZIA
Người xưa làm thơ
Theo thể bát cú và iambơ
Thơ cổ
Đã chết
Nhưng bây giờ thời của ta
Là thời oanh liệt
Nên tôi lại giở ra
Cái hàm thiếc.
Miền đất xa!
Bến bờ xứ lạ!
Những con đường sỏi Gruzia.
Rượu vang màu hổ phách
Trong những đôi mắt lấp lánh ánh trăng
Những đôi mắt sâu thẳm
Như những chiếc tù và màu xanh.
Các nhà thơ Gruzia!
Lúc này tôi nhớ các anh.
Xin chúc mọi sự tốt lành
Chúc một buổi chiều vui vẻ!
Những người anh em đồng chí
Bằng tình cảm và ngòi bút của mình
Những dòng sông từ ngữ sôi lên
Và tiếng xào xạc
Tôi yêu các anh
Như dòng sôngKura gào thét
Yêu những lời quanh bàn tiệc sum vầy.
Tôi – người bạn từ phương bắc
Và là người anh em!
Các nhà thơ - tất cả một máu chung.
Và tôi cũng là người châu Á
Trong hành động, suy nghĩ
Và cả trong lời.
Bởi thế mà tôi
Ở nơi đất khách
Các anh gần gũi, thân thiết
Và dễ chịu biết bao.
Tất cả đều gan dạ
Tháng ngày trôi
Và lời của con người
Sẽ dồn vào một ngôn ngữ
Nhà sử học khi viết sử
Sẽ mỉm cười sự thù địch của ta.
Ông ta sẽ nói rằng:
Trong dòng chảy của thời gian
Có những tìm tòi và biểu hiện…
Các bộ tộc với nhau từng quyết chiến
Nhưng các nhà thơ không xích mích bao giờ.
Có sự chứng kiến
Của một điều:
Nhà thơ với nhau
Là anh em kết nghĩa*.
Ách áp bức
Của nước Nga quân chủ
Ép vào cổ con người
Chúng tôi đã kết liễu nó rồi
Và đây
Đôi cánh tự do rộng mở.
Mỗi nhà thơ trong bộ tộc của mình
Bằng âm điệu và thổ ngữ của anh
Chúng ta tất cả
Hát bằng giọng mình
Theo tình cảm thiêng liêng
Của toàn nhân loại…
Đã xảy ra
Một điều kỳ lạ:
Rằng ta không bao giờ
Còn nô lệ cho ai cả.
Các nhà thơ Gruzia!
Lúc này tôi nhớ các anh.
Xin chúc mọi sự tốt lành
Chúc một buổi chiều vui vẻ!
Những người anh em đồng chí
Bằng tình cảm và ngòi bút của mình
Những dòng sông từ ngữ sôi lên
Và tiếng xào xạc
Tôi yêu các anh
Như dòng sôngKura gào thét
Yêu những lời quanh bàn tiệc sum vầy.
1924.
_______________________ *Trong nguyên bản: Kunak – một phong tục của vùng bắc Kavkaz gần như tục làm anh em kết nghĩa.
Người xưa làm thơ
Theo thể bát cú và iambơ
Thơ cổ
Đã chết
Nhưng bây giờ thời của ta
Là thời oanh liệt
Nên tôi lại giở ra
Cái hàm thiếc.
Miền đất xa!
Bến bờ xứ lạ!
Những con đường sỏi Gruzia.
Rượu vang màu hổ phách
Trong những đôi mắt lấp lánh ánh trăng
Những đôi mắt sâu thẳm
Như những chiếc tù và màu xanh.
Các nhà thơ Gruzia!
Lúc này tôi nhớ các anh.
Xin chúc mọi sự tốt lành
Chúc một buổi chiều vui vẻ!
Những người anh em đồng chí
Bằng tình cảm và ngòi bút của mình
Những dòng sông từ ngữ sôi lên
Và tiếng xào xạc
Tôi yêu các anh
Như dòng sông
Yêu những lời quanh bàn tiệc sum vầy.
Tôi – người bạn từ phương bắc
Và là người anh em!
Các nhà thơ - tất cả một máu chung.
Và tôi cũng là người châu Á
Trong hành động, suy nghĩ
Và cả trong lời.
Bởi thế mà tôi
Ở nơi đất khách
Các anh gần gũi, thân thiết
Và dễ chịu biết bao.
Tất cả đều gan dạ
Tháng ngày trôi
Và lời của con người
Sẽ dồn vào một ngôn ngữ
Nhà sử học khi viết sử
Sẽ mỉm cười sự thù địch của ta.
Ông ta sẽ nói rằng:
Trong dòng chảy của thời gian
Có những tìm tòi và biểu hiện…
Các bộ tộc với nhau từng quyết chiến
Nhưng các nhà thơ không xích mích bao giờ.
Có sự chứng kiến
Của một điều:
Nhà thơ với nhau
Là anh em kết nghĩa*.
Ách áp bức
Của nước Nga quân chủ
Ép vào cổ con người
Chúng tôi đã kết liễu nó rồi
Và đây
Đôi cánh tự do rộng mở.
Mỗi nhà thơ trong bộ tộc của mình
Bằng âm điệu và thổ ngữ của anh
Chúng ta tất cả
Hát bằng giọng mình
Theo tình cảm thiêng liêng
Của toàn nhân loại…
Đã xảy ra
Một điều kỳ lạ:
Rằng ta không bao giờ
Còn nô lệ cho ai cả.
Các nhà thơ Gruzia!
Lúc này tôi nhớ các anh.
Xin chúc mọi sự tốt lành
Chúc một buổi chiều vui vẻ!
Những người anh em đồng chí
Bằng tình cảm và ngòi bút của mình
Những dòng sông từ ngữ sôi lên
Và tiếng xào xạc
Tôi yêu các anh
Như dòng sông
Yêu những lời quanh bàn tiệc sum vầy.
1924.
_______________________ *Trong nguyên bản: Kunak – một phong tục của vùng bắc Kavkaz gần như tục làm anh em kết nghĩa.
THƯ CỦA MẸ
Bây giờ biết có điều gì
Còn nghĩ ra được
Và có điều chi
Tôi còn có thể viết?
Khi mà trước mặt tôi
Trên chiếc bàn nhỏ
Có một bức thư
Của mẹ tôi gửi đến.
Mẹ viết rằng:
“Nếu con có thể
Thì hãy về thăm mẹ
Trong ngày Thánh đản nghe con
Nhớ mua cho mẹ chiếc khăn
Và mua cho bố chiếc quần
Chứ ở nhà bây giờ
Thiếu thốn nhiều thứ lắm.
Mẹ không ưa một nỗi kinh hoàng
Rằng con là thi sĩ
Rằng con kết bạn
Với thói hư danh
Sẽ là rất hay hơn
Giá mà từ thời thơ ấu
Con chỉ học đi cày.
Mẹ đã già rồi
Và hay đau ốm
Nhưng giá như con ở nhà
Từ những ngày đầu
Thì bây giờ bên mẹ
Đã có nàng dâu
Và mẹ dắt tay đứa cháu bé
Âu yếm xoa đầu.
Thế mà những đứa con của mình
Con đành để thất lạc
Và người vợ của mình
Con dễ dàng trao người khác
Không gia đình, không bè bạn
Như thuyền không bến
Con chỉ biết vùi đầu
Vào rượu chè như vực thẳm sâu.
Con trai của mẹ
Con đã làm sao thế?
Ngày xưa con là đứa hiền lành
Và rất ngoan ngoãn
Mọi người đều nói với bố con rằng:
Ông là người hạnh phúc
Ông Alexandr Esenin!
Những điều mẹ cha mơ ước
Đã không thành hiện thực
Và giờ đây ở trong lòng
Càng thêm đắng cay và đau đớn
Khi mà bố con
Lại nghĩ rằng
Con làm thơ như thế
Là để kiếm tiền được nhiều hơn.
Mà dù cho con
Có kiếm được bao nhiêu đi nữa
Thì con đâu có gửi về nhà
Chính vì thế mà cay đắng
Khi lời cứ tuôn ra
Rằng chính mẹ đây cũng biết
Theo kinh nghiệm của mình
Các nhà thơ bạc tiền đâu có thiết.
Mẹ không ưa một nỗi kinh hoàng
Rằng con là thi sĩ
Rằng con kết bạn
Với thói hư danh
Sẽ là rất hay hơn
Giá mà từ thời thơ ấu
Con chỉ học đi cày.
Giờ đây chỉ còn một nỗi buồn
Giờ bố mẹ như sống trong bóng tối
Đến con ngựa cũng không.
Nhưng giá như con ở nhà
Thì tất cả đều làm ra
Và với trí thông minh như vậy
Có lẽ con trở thành
Ông chủ tịch xã ta.
Thì khi đó sống vui hơn
Không có gì sợ sệt
Và con cũng không cần
Nỗi nhọc nhằn không cần thiết
Khi đó mẹ sẽ bắt
Cô vợ của con
Quay tơ và xe chỉ
Còn con, như người con trai cả
Sẽ chăm sóc bố mẹ tuổi già”.
…………………………….
Tôi vò nát bức thư
Rồi đắm chìm trong khủng khiếp.
Chẳng lẽ không còn lối thoát
Trên con đường tha thiết của mình
Nhưng lại nghĩ rằng
Sau này tôi sẽ kể
Tôi sẽ kể cho mẹ
Trong bức thư trả lời.
1924.
Bây giờ biết có điều gì
Còn nghĩ ra được
Và có điều chi
Tôi còn có thể viết?
Khi mà trước mặt tôi
Trên chiếc bàn nhỏ
Có một bức thư
Của mẹ tôi gửi đến.
Mẹ viết rằng:
“Nếu con có thể
Thì hãy về thăm mẹ
Trong ngày Thánh đản nghe con
Nhớ mua cho mẹ chiếc khăn
Và mua cho bố chiếc quần
Chứ ở nhà bây giờ
Thiếu thốn nhiều thứ lắm.
Mẹ không ưa một nỗi kinh hoàng
Rằng con là thi sĩ
Rằng con kết bạn
Với thói hư danh
Sẽ là rất hay hơn
Giá mà từ thời thơ ấu
Con chỉ học đi cày.
Mẹ đã già rồi
Và hay đau ốm
Nhưng giá như con ở nhà
Từ những ngày đầu
Thì bây giờ bên mẹ
Đã có nàng dâu
Và mẹ dắt tay đứa cháu bé
Âu yếm xoa đầu.
Thế mà những đứa con của mình
Con đành để thất lạc
Và người vợ của mình
Con dễ dàng trao người khác
Không gia đình, không bè bạn
Như thuyền không bến
Con chỉ biết vùi đầu
Vào rượu chè như vực thẳm sâu.
Con trai của mẹ
Con đã làm sao thế?
Ngày xưa con là đứa hiền lành
Và rất ngoan ngoãn
Mọi người đều nói với bố con rằng:
Ông là người hạnh phúc
Ông Alexandr Esenin!
Những điều mẹ cha mơ ước
Đã không thành hiện thực
Và giờ đây ở trong lòng
Càng thêm đắng cay và đau đớn
Khi mà bố con
Lại nghĩ rằng
Con làm thơ như thế
Là để kiếm tiền được nhiều hơn.
Mà dù cho con
Có kiếm được bao nhiêu đi nữa
Thì con đâu có gửi về nhà
Chính vì thế mà cay đắng
Khi lời cứ tuôn ra
Rằng chính mẹ đây cũng biết
Theo kinh nghiệm của mình
Các nhà thơ bạc tiền đâu có thiết.
Mẹ không ưa một nỗi kinh hoàng
Rằng con là thi sĩ
Rằng con kết bạn
Với thói hư danh
Sẽ là rất hay hơn
Giá mà từ thời thơ ấu
Con chỉ học đi cày.
Giờ đây chỉ còn một nỗi buồn
Giờ bố mẹ như sống trong bóng tối
Đến con ngựa cũng không.
Nhưng giá như con ở nhà
Thì tất cả đều làm ra
Và với trí thông minh như vậy
Có lẽ con trở thành
Ông chủ tịch xã ta.
Thì khi đó sống vui hơn
Không có gì sợ sệt
Và con cũng không cần
Nỗi nhọc nhằn không cần thiết
Khi đó mẹ sẽ bắt
Cô vợ của con
Quay tơ và xe chỉ
Còn con, như người con trai cả
Sẽ chăm sóc bố mẹ tuổi già”.
…………………………….
Tôi vò nát bức thư
Rồi đắm chìm trong khủng khiếp.
Chẳng lẽ không còn lối thoát
Trên con đường tha thiết của mình
Nhưng lại nghĩ rằng
Sau này tôi sẽ kể
Tôi sẽ kể cho mẹ
Trong bức thư trả lời.
1924.
TRẢ LỜI THƯ MẸ
Mẹ yêu quí của con
Mẹ hãy sống như vẫn sống.
Con cảm nhận được rằng
Ký ức và tình yêu của mẹ
Nhưng mà chỉ có một điều
Mẹ không hề hiểu
Con đang làm gì
Và sống ra sao.
Bây giờ chỗ mẹ mùa đông
Và những đêm trăng
Con biết rằng mẹ
Suy nghĩ không chỉ một mình
Mà dường như có ai đấy
Đang rung cây anh đào dại
Rồi rắc tuyết vương vãi
Lên cửa sổ nhà mình.
Mẹ kính yêu!
Làm sao mẹ ngủ được trong bão tuyết?
Khi mà trong ống khói nhà mình
Có tiếng rên dài và ai oán
Mẹ muốn nằm
Nhưng nhìn thấy không phải chiếu chăn
Mà chiếc quan tài hẹp
Và người ta sắp sửa chôn mình.
Dường như cả một nghìn
Ông từ bằng giọng mũi
Đang khóc than
Rủa nguyền bão tuyết!
Và tuyết dồn lên
Thành đống như ngôi mộ
Và ở bên kia đó
Chẳng vợ con, chẳng bạn bè.
Hơn tất cả
Con yêu mùa xuân
Và yêu nơi nước chảy
Mạnh mẽ thành dòng
Nơi mà mỗi thanh gỗ nhỏ
Giống như một con tàu
Trước cảnh mênh mông như thế
Con mắt chẳng cần phóng về đâu.
Nhưng cái mùa xuân
Mà con yêu đấy
Là một cuộc cách mạng vĩ đại
Mà con vẫn gọi tên!
Chỉ về mùa xuân này
Mà con khổ đau một nỗi
Chỉ một mùa xuân này
Con đợi chờ và kêu gọi!
Chứ điều ghê tởm này
Là một hành tinh lạnh!
Và cho đến một ngày
Mặt trời – Lênin chưa tan biến!
Chính vì điều này
Mà với tâm hồn thi sĩ
Con ra đi gây sự
Rồi uống rượu, đập phá ngang tàng.
Nhưng rồi sẽ đến một thời gian
Mẹ yêu thương ạ!
Thời mong đợi!
Không phải ngẫu nhiên mà tất cả
Đều có vũ khí trong tay:
Một người kia – cầm súng, cầm cày
Còn một người này – cầm bút.
Mẹ hãy quên chuyện tiền bạc
Tất cả hãy quên đi
Đâu đã đến nỗi gì
Cứ làm như cái chết
Vì con đâu phải con bò
Hay con lừa, con ngựa
Để cho người ta
Xâu mũi dắt đi!
Con sẽ tự mình
Khi thời gian đến
Khi mà tiếng súng
Vang lên khắp hành tinh
Thì con sẽ trở về
Mua cho mẹ chiếc khăn
Và sẽ mua cho bố
Những thứ mà bố cần.
Chứ bây giờ đang bão tuyết
Như nghìn ông từ giọng mũi
Đang khóc than
Rủa nguyền bão tuyết.
Và tuyết dồn lên
Thành đống như ngôi mộ
Và ở bên kia đó
Chẳng vợ con, chẳng bạn bè.
1924.
Mẹ yêu quí của con
Mẹ hãy sống như vẫn sống.
Con cảm nhận được rằng
Ký ức và tình yêu của mẹ
Nhưng mà chỉ có một điều
Mẹ không hề hiểu
Con đang làm gì
Và sống ra sao.
Bây giờ chỗ mẹ mùa đông
Và những đêm trăng
Con biết rằng mẹ
Suy nghĩ không chỉ một mình
Mà dường như có ai đấy
Đang rung cây anh đào dại
Rồi rắc tuyết vương vãi
Lên cửa sổ nhà mình.
Mẹ kính yêu!
Làm sao mẹ ngủ được trong bão tuyết?
Khi mà trong ống khói nhà mình
Có tiếng rên dài và ai oán
Mẹ muốn nằm
Nhưng nhìn thấy không phải chiếu chăn
Mà chiếc quan tài hẹp
Và người ta sắp sửa chôn mình.
Dường như cả một nghìn
Ông từ bằng giọng mũi
Đang khóc than
Rủa nguyền bão tuyết!
Và tuyết dồn lên
Thành đống như ngôi mộ
Và ở bên kia đó
Chẳng vợ con, chẳng bạn bè.
Hơn tất cả
Con yêu mùa xuân
Và yêu nơi nước chảy
Mạnh mẽ thành dòng
Nơi mà mỗi thanh gỗ nhỏ
Giống như một con tàu
Trước cảnh mênh mông như thế
Con mắt chẳng cần phóng về đâu.
Nhưng cái mùa xuân
Mà con yêu đấy
Là một cuộc cách mạng vĩ đại
Mà con vẫn gọi tên!
Chỉ về mùa xuân này
Mà con khổ đau một nỗi
Chỉ một mùa xuân này
Con đợi chờ và kêu gọi!
Chứ điều ghê tởm này
Là một hành tinh lạnh!
Và cho đến một ngày
Mặt trời – Lênin chưa tan biến!
Chính vì điều này
Mà với tâm hồn thi sĩ
Con ra đi gây sự
Rồi uống rượu, đập phá ngang tàng.
Nhưng rồi sẽ đến một thời gian
Mẹ yêu thương ạ!
Thời mong đợi!
Không phải ngẫu nhiên mà tất cả
Đều có vũ khí trong tay:
Một người kia – cầm súng, cầm cày
Còn một người này – cầm bút.
Mẹ hãy quên chuyện tiền bạc
Tất cả hãy quên đi
Đâu đã đến nỗi gì
Cứ làm như cái chết
Vì con đâu phải con bò
Hay con lừa, con ngựa
Để cho người ta
Xâu mũi dắt đi!
Con sẽ tự mình
Khi thời gian đến
Khi mà tiếng súng
Vang lên khắp hành tinh
Thì con sẽ trở về
Mua cho mẹ chiếc khăn
Và sẽ mua cho bố
Những thứ mà bố cần.
Chứ bây giờ đang bão tuyết
Như nghìn ông từ giọng mũi
Đang khóc than
Rủa nguyền bão tuyết.
Và tuyết dồn lên
Thành đống như ngôi mộ
Và ở bên kia đó
Chẳng vợ con, chẳng bạn bè.
1924.
THƯ GỬI ÔNG NGOẠI
Cháu đã giã từ
Ngôi nhà cha mẹ.
Ông của cháu ơi!
Cháu lại thư cho ông đó…
Bây giờ nhà ông bên cửa sổ
Bão tuyết đang reo vang
Và trong ống khói nhà ông
Gió gào lên ầm ĩ.
Có vẻ như một trăm con quỉ
Leo vào trên gác thượng nhà ông.
Còn ông thì không ngủ suốt đêm
Bàn chân của ông giãy đạp.
Cháu muốn trùm cho ông
Cái áo khoác
Và muốn về nơi đó
Đập hết chúng bằng cây gậy thông lò.
Nghe những lời ngây thơ
Của tâm hồn trắng trong đứa cháu nhỏ!
Chẳng vô tình mà ông cố
Đã trả ba thùng lúa
Đưa ông đến ông từ
Trong một bãi hoang
Dạy ông: “Ăn cho đàng hoàng”
Và “Cha” “Biểu tượng của lòng tin”.
Người ta nuôi ngựa tốt
Chọn lựa đồ ăn
Đem tình yêu bảo vệ
Và chỉ bản thân mình
Đem ra xét xử
Rồi bằng cách như thế
Ông đã dạy đứa cháu của mình.
Nhưng thằng cháu bài học này
Đã không hiểu được
Mà làm ông đắng cay
Cháu đi về xứ khác
Theo ông thì bây giờ
Cháu lêu lổng, vất vơ
Và có điều dại dột
Là theo đuổi việc làm thơ.
Ông nói rằng
Người ta ăn trộm cháu của ông
Rằng cháu là đứa dại dột
Còn thành phố là nơi lừa bịp
Nhưng mà ông ơi
Nếu quả là như vậy
Thì con ngựa tồi
Kẻ trộm đâu thèm lấy.
Con ngựa xấu trong chuồng
Không ai ăn trộm
Nhưng mà ai muốn
Nhìn mặt nước phẳng như gương
Thì sẽ nói rằng:
Trong nước vũng đừng chết
Mà người ta phải biết
Từ giã quê hương.
Và cháu từ giã xóm thôn
Đi về miền xa vắng
Ở đây mùa xuân
Hoa hồng to hơn nắm đấm.
Cháu gửi về ông
Lời chào nồng ấm
Ơi người ông cô đơn số phận
Cháu gửi đến từ xa.
Bây giờ đang bão tuyết
Khắp nơi ở Riazan
Còn ở trong ông
Cơn ngứa nhìn thấy cháu.
Nhưng mà ông biết không
Chẳng có xe trượt tuyết nào
Có thể chở ông
Đến với cháu được đâu.
Cháu biết rằng
Giá mà ông đến với hoa hồng
Đi về miền nắng ấm.
Chỉ một điều thật chán:
Lời nguyền rủa của ông
Mạnh hơn cả đầu tàu
Nên đến muôn thuở
Chẳng kéo ông đi được nơi đâu.
Còn nếu như cháu sẽ chết?
Ông ơi, ông có nghe không?
Nếu cháu sẽ chết
Thì ông có lên tàu không
Để mà có mặt
Trong buổi lễ tang
Để hát lên câu hát
Lời cầu nguyện đau buồn?
Mà ông ngồi xuống đi ông
Ông ngồi xuống và đừng khóc
Xin ông hãy tin
Vào con ngựa sắt
Ái chà, con ngựa sắt
Như cái đầu tàu!
Hình như người ta
Đã mua từ nước Đức.
Cái miệng của con tàu
Đã quen với lửa
Và khói như bờm ngựa
Đen và dày đặc
Giá mà cái bờm này có được
Cho con ngựa của ta
Thì sẽ làm ra
Biết bao nhiêu là bàn chải.
Cháu biết rằng
Thời gian làm mòn cả đá…
Và ông, ông ạ
Khi nào đó ông sẽ hiểu rằng
Con ngựa khi đã thắng yên cương
Đi về miền xa tít tắp
Thì dù con ngựa tốt nhất
Chỉ có chở xương về…
Ông sẽ hiểu điều này nữa
Rằng cháu chẳng vô tình
Đi về nơi ấy
Nơi mà bay không nhanh bằng chạy
Còn ở nơi chỉ bao trùm bão tuyết
Và đám cháy mà thôi
Thì con ngựa tồi
Kẻ trộm đâu thèm lấy.
12-1924.
Cháu đã giã từ
Ngôi nhà cha mẹ.
Ông của cháu ơi!
Cháu lại thư cho ông đó…
Bây giờ nhà ông bên cửa sổ
Bão tuyết đang reo vang
Và trong ống khói nhà ông
Gió gào lên ầm ĩ.
Có vẻ như một trăm con quỉ
Leo vào trên gác thượng nhà ông.
Còn ông thì không ngủ suốt đêm
Bàn chân của ông giãy đạp.
Cháu muốn trùm cho ông
Cái áo khoác
Và muốn về nơi đó
Đập hết chúng bằng cây gậy thông lò.
Nghe những lời ngây thơ
Của tâm hồn trắng trong đứa cháu nhỏ!
Chẳng vô tình mà ông cố
Đã trả ba thùng lúa
Đưa ông đến ông từ
Trong một bãi hoang
Dạy ông: “Ăn cho đàng hoàng”
Và “Cha” “Biểu tượng của lòng tin”.
Người ta nuôi ngựa tốt
Chọn lựa đồ ăn
Đem tình yêu bảo vệ
Và chỉ bản thân mình
Đem ra xét xử
Rồi bằng cách như thế
Ông đã dạy đứa cháu của mình.
Nhưng thằng cháu bài học này
Đã không hiểu được
Mà làm ông đắng cay
Cháu đi về xứ khác
Theo ông thì bây giờ
Cháu lêu lổng, vất vơ
Và có điều dại dột
Là theo đuổi việc làm thơ.
Ông nói rằng
Người ta ăn trộm cháu của ông
Rằng cháu là đứa dại dột
Còn thành phố là nơi lừa bịp
Nhưng mà ông ơi
Nếu quả là như vậy
Thì con ngựa tồi
Kẻ trộm đâu thèm lấy.
Con ngựa xấu trong chuồng
Không ai ăn trộm
Nhưng mà ai muốn
Nhìn mặt nước phẳng như gương
Thì sẽ nói rằng:
Trong nước vũng đừng chết
Mà người ta phải biết
Từ giã quê hương.
Và cháu từ giã xóm thôn
Đi về miền xa vắng
Ở đây mùa xuân
Hoa hồng to hơn nắm đấm.
Cháu gửi về ông
Lời chào nồng ấm
Ơi người ông cô đơn số phận
Cháu gửi đến từ xa.
Bây giờ đang bão tuyết
Khắp nơi ở Riazan
Còn ở trong ông
Cơn ngứa nhìn thấy cháu.
Nhưng mà ông biết không
Chẳng có xe trượt tuyết nào
Có thể chở ông
Đến với cháu được đâu.
Cháu biết rằng
Giá mà ông đến với hoa hồng
Đi về miền nắng ấm.
Chỉ một điều thật chán:
Lời nguyền rủa của ông
Mạnh hơn cả đầu tàu
Nên đến muôn thuở
Chẳng kéo ông đi được nơi đâu.
Còn nếu như cháu sẽ chết?
Ông ơi, ông có nghe không?
Nếu cháu sẽ chết
Thì ông có lên tàu không
Để mà có mặt
Trong buổi lễ tang
Để hát lên câu hát
Lời cầu nguyện đau buồn?
Mà ông ngồi xuống đi ông
Ông ngồi xuống và đừng khóc
Xin ông hãy tin
Vào con ngựa sắt
Ái chà, con ngựa sắt
Như cái đầu tàu!
Hình như người ta
Đã mua từ nước Đức.
Cái miệng của con tàu
Đã quen với lửa
Và khói như bờm ngựa
Đen và dày đặc
Giá mà cái bờm này có được
Cho con ngựa của ta
Thì sẽ làm ra
Biết bao nhiêu là bàn chải.
Cháu biết rằng
Thời gian làm mòn cả đá…
Và ông, ông ạ
Khi nào đó ông sẽ hiểu rằng
Con ngựa khi đã thắng yên cương
Đi về miền xa tít tắp
Thì dù con ngựa tốt nhất
Chỉ có chở xương về…
Ông sẽ hiểu điều này nữa
Rằng cháu chẳng vô tình
Đi về nơi ấy
Nơi mà bay không nhanh bằng chạy
Còn ở nơi chỉ bao trùm bão tuyết
Và đám cháy mà thôi
Thì con ngựa tồi
Kẻ trộm đâu thèm lấy.
12-1924.
THƯ GỬI EM GÁI EKATERINA
Alexandr* của ta đã viết về Delvig
Về cái sọ dừa ông đã viết
Những dòng thơ.
Thật tuyệt vời và xa
Nhưng dù sao, gần gũi
Như vườn hoa!
Chào em gái!
Chào em!
Anh là nông dân hay không phải nông dân?!
Thế bây giờ ông ngoại có còn chăm sóc
Những cây anh đào ở Riazan?
Chà, những cây anh đào!
Em chưa quên nó chứ?
Bố của ta đã từng vất vả
Để con ngựa cái
Gầy và lông màu hung
Kéo cày dỡ khoai trên đồng.
Bố cần khoai tây
Còn ta cần vườn cây.
Thế rồi vườn cây bị chặt
Thật đáng tiếc thay!
Cái đệm ướt cũng biết điều này
Chừng… bảy…
Hay tám năm về trước.
Anh nhớ về ngày lễ
Ngày lễ tháng Năm.
Nở hoa cây anh đào dại
Và cả tử đinh hương.
Anh đã ôm từng cây bạch dương
Trong lần uống rượu
Say hơn một ngày xanh.
Những cây bạch dương!
Những cô gái – bạch dương!
Không yêu họ chỉ là có thể
Những ai trong độ tuổi thiếu niên
Không đoán trước cây trái của mình.
Em gái của anh!
Trong cuộc đời bạn bè ít quá!
Anh cũng như tất cả
Có một dấu ấn trong anh…
Nếu con tim hiền dịu của em
Mỏi mệt
Thì hãy bắt nó quên và lặng im.
Sasha em biết
Sasha là người tốt
Và Lermontov
Hợp với sức Sasha.
Nhưng mà anh đau ốm…
Bằng tuyết bột tử đinh hương
Giờ anh chỉ cố gắng
Chữa bệnh cho tâm hồn.
Anh thấy tiếc cho em
Chỉ còn lại một mình
Còn anh đây sẵn sàng
Dù là trận quyết đấu.
“Hạnh phúc cho ai không uống đến cùng”**
Và không nghe hết lời của sáo.
Nhưng cái vườn của ta!…
Cái vườn…
Bởi trong vườn mùa xuân
Dạo chơi con trẻ
Những đứa con của em thỏ thẻ.
Mà thôi!
Thì cứ để
Cho chúng nhắc không đúng chỗ
Rằng đã từng sống trên đời…
Những con người kỳ cục, dở hơi.
1925.
______________
*Alexandr Puskin.
**Ý thơ Alexandr Puskin trong tiểu thuyết thơ “Épghênhi Ônhêgin”.
Alexandr* của ta đã viết về Delvig
Về cái sọ dừa ông đã viết
Những dòng thơ.
Thật tuyệt vời và xa
Nhưng dù sao, gần gũi
Như vườn hoa!
Chào em gái!
Chào em!
Anh là nông dân hay không phải nông dân?!
Thế bây giờ ông ngoại có còn chăm sóc
Những cây anh đào ở Riazan?
Chà, những cây anh đào!
Em chưa quên nó chứ?
Bố của ta đã từng vất vả
Để con ngựa cái
Gầy và lông màu hung
Kéo cày dỡ khoai trên đồng.
Bố cần khoai tây
Còn ta cần vườn cây.
Thế rồi vườn cây bị chặt
Thật đáng tiếc thay!
Cái đệm ướt cũng biết điều này
Chừng… bảy…
Hay tám năm về trước.
Anh nhớ về ngày lễ
Ngày lễ tháng Năm.
Nở hoa cây anh đào dại
Và cả tử đinh hương.
Anh đã ôm từng cây bạch dương
Trong lần uống rượu
Say hơn một ngày xanh.
Những cây bạch dương!
Những cô gái – bạch dương!
Không yêu họ chỉ là có thể
Những ai trong độ tuổi thiếu niên
Không đoán trước cây trái của mình.
Em gái của anh!
Trong cuộc đời bạn bè ít quá!
Anh cũng như tất cả
Có một dấu ấn trong anh…
Nếu con tim hiền dịu của em
Mỏi mệt
Thì hãy bắt nó quên và lặng im.
Sasha em biết
Sasha là người tốt
Và Lermontov
Hợp với sức Sasha.
Nhưng mà anh đau ốm…
Bằng tuyết bột tử đinh hương
Giờ anh chỉ cố gắng
Chữa bệnh cho tâm hồn.
Anh thấy tiếc cho em
Chỉ còn lại một mình
Còn anh đây sẵn sàng
Dù là trận quyết đấu.
“Hạnh phúc cho ai không uống đến cùng”**
Và không nghe hết lời của sáo.
Nhưng cái vườn của ta!…
Cái vườn…
Bởi trong vườn mùa xuân
Dạo chơi con trẻ
Những đứa con của em thỏ thẻ.
Mà thôi!
Thì cứ để
Cho chúng nhắc không đúng chỗ
Rằng đã từng sống trên đời…
Những con người kỳ cục, dở hơi.
1925.
______________
*Alexandr Puskin.
**Ý thơ Alexandr Puskin trong tiểu thuyết thơ “Épghênhi Ônhêgin”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét