Sergei Esenin. 201 bài thơ Thơ và Trường ca
NHỮNG BÔNG HOA
I
Những bông hoa bảo tôi rằng: vĩnh biệt
Những nụ hoa cúi xuống giọng đau buồn
Rằng mãi mãi tôi không còn được biết
Cánh đồng làng và gương mặt quê hương.
Nhưng em ạ, dù sao thì anh đã
Thấy mặt đất này và đã thấy em
Nên giờ đây trước phận mình nghiệt ngã
Anh vui lòng nhận cái chết dịu êm.
II
Thời gian xanh và buổi chiều êm
Biết làm sao không yêu người cho được
Những bông hoa, lòng tôi không thể khác
Mến yêu người, tôi uống gọi bằng “em”.
Đinh tử hoa, mộc tê thảo hát lên.
Với hồn tôi xảy ra điều tai hoạ.
Đinh tử hoa, mộc tê thảo hát lên.
Với hồn tôi xảy ra điều tai hoạ.
III
Chà, hoa chuông, nhiệt huyết của mi
Trong lòng này đã gọi ra bài hát
Và kể rằng có một loài thỉ xa
Những đôi mắt của người yêu xa lắc.
Xin đừng hát mà thương cho tôi với
Chẳng bài ca lửa vẫn cháy trong lòng
Đã đến đây giống như vần thơ “mới”
Một mối tình gắn bó keo sơn.
IV
Những bông hoa, không phải là tất cả
Biết được rằng tôi rung động con tim
Không mọi người, vẻ lạnh lùng trong đó
Có thể đốt lên ngọn lửa của mình.
Không mọi người giang rộng tay có thể
Biết nắm bắt được số phận ngặt nghèo.
Như con bướm tôi lao vào bếp lửa
Với lòng nhiệt tình tất cả mang theo.
V
Tôi không yêu những bông hoa trong bụi
Chưa bao giờ tôi gọi chúng là hoa.
Dù đôi môi của tôi từng chạm tới
Nhưng những lời êm ái chẳng tìm ra.
Tôi chỉ yêu có một bông hoa
Bông hoa này cắm rễ vào lòng đất
Tôi yêu mến và tôi thiết tha
Như yêu loài thỉ xa phương bắc.
VI
Trên thanh lương trà có những bông hoa
Những bông hoa – rồi sau là quả
Chúng rơi xuống mặt đất như mưa
Từ trên cao những bông hoa màu đỏ.
Chúng không như loài hoa trên mặt đất
Hoa thanh lương trà là chuyện khác rồi.
Chúng giống như cuộc đời ta, như xác
Bị chia ra trong sương khói muôn đời.
VII
Tình yêu ơi, cho tôi xin lỗi nhé
Không một điều gì tôi chỉ ngang qua.
Nhưng trên con đường tôi yêu hơn cả
Là những gì không lặp lại bao giờ.
Không lặp lại cả anh và cả em
Ta chết đi – sau ta là những kẻ
Họ đã khác, họ không người như thế
Em chẳng của anh, anh chẳng của em.
VIII
Những bông hoa, hãy nói rằng: vĩnh biệt
Những nụ hoa cúi xuống giọng đau buồn
Rằng mãi mãi tôi không còn được biết
Mặt hoa hồng và gương mặt quê hương.
Thôi đành vậy! Dù không thấy bao giờ!
Giờ đây tôi đã mê loài hoa khác
Và bởi thế bằng lời bài hát
Tôi sẽ ngợi ca mặt đất nên thơ.
IX
Thế con người, không lẽ, chẳng là hoa?
Em thân yêu, điều này em cảm thấy
Rằng ở đây không phải những lời suông.
Như thân cây, lúc lắc thịt xương
Còn cái đầu này, với em, chẳng lẽ
Không phải bông hồng vàng?
Hoa người trong nắng trong mưa
Hoa biết bò trườn, đi lại.
X
Những bông hoa đã đi, tôi đã thấy
Và con tim từ ấy dịu dàng hơn
Có một điều trong đời tôi nhận thấy
Từ tháng Mười mọi chuyện bắt nguồn.
Những bông hoa đã đánh nhau quyết liệt
Và hoa đỏ kia chiến đấu tốt hơn
Có nhiều người bị rơi vào bão tuyết
Nhưng dù sao với sức mạnh cương quyết
Họ đã giết đi những kẻ hành hình.
XI
Tháng Mười ơi, tháng Mười!
Tôi thấy tiếc làm sao
Những bông hoa đỏ kia đã chết
Nụ hoa bị cắt bằng thép
Nhưng dù sao tôi không sợ thép đâu.
Những bông hoa biết đi!
Họ đem giết thép
Từ thép làm ra những con tàu
Từ thép làm ra những ngôi nhà đẹp.
XII
Và bởi vì tôi đã từng hiểu được
Rằng cuộc đời không tu viện với tôi
Tôi gửi gắm trong vần thơ tha thiết
Rằng lặp lại thôi mọi thứ trên đời.
Chính vì thế mà tôi đây vẫn hát
Tôi hát lên chẳng phải những lời suông
Và tôi trao cho người yêu dấu nhất
Đầu của tôi như một bông hồng vàng.
1924.
I
Những bông hoa bảo tôi rằng: vĩnh biệt
Những nụ hoa cúi xuống giọng đau buồn
Rằng mãi mãi tôi không còn được biết
Cánh đồng làng và gương mặt quê hương.
Nhưng em ạ, dù sao thì anh đã
Thấy mặt đất này và đã thấy em
Nên giờ đây trước phận mình nghiệt ngã
Anh vui lòng nhận cái chết dịu êm.
II
Thời gian xanh và buổi chiều êm
Biết làm sao không yêu người cho được
Những bông hoa, lòng tôi không thể khác
Mến yêu người, tôi uống gọi bằng “em”.
Đinh tử hoa, mộc tê thảo hát lên.
Với hồn tôi xảy ra điều tai hoạ.
Đinh tử hoa, mộc tê thảo hát lên.
Với hồn tôi xảy ra điều tai hoạ.
III
Chà, hoa chuông, nhiệt huyết của mi
Trong lòng này đã gọi ra bài hát
Và kể rằng có một loài thỉ xa
Những đôi mắt của người yêu xa lắc.
Xin đừng hát mà thương cho tôi với
Chẳng bài ca lửa vẫn cháy trong lòng
Đã đến đây giống như vần thơ “mới”
Một mối tình gắn bó keo sơn.
IV
Những bông hoa, không phải là tất cả
Biết được rằng tôi rung động con tim
Không mọi người, vẻ lạnh lùng trong đó
Có thể đốt lên ngọn lửa của mình.
Không mọi người giang rộng tay có thể
Biết nắm bắt được số phận ngặt nghèo.
Như con bướm tôi lao vào bếp lửa
Với lòng nhiệt tình tất cả mang theo.
V
Tôi không yêu những bông hoa trong bụi
Chưa bao giờ tôi gọi chúng là hoa.
Dù đôi môi của tôi từng chạm tới
Nhưng những lời êm ái chẳng tìm ra.
Tôi chỉ yêu có một bông hoa
Bông hoa này cắm rễ vào lòng đất
Tôi yêu mến và tôi thiết tha
Như yêu loài thỉ xa phương bắc.
VI
Trên thanh lương trà có những bông hoa
Những bông hoa – rồi sau là quả
Chúng rơi xuống mặt đất như mưa
Từ trên cao những bông hoa màu đỏ.
Chúng không như loài hoa trên mặt đất
Hoa thanh lương trà là chuyện khác rồi.
Chúng giống như cuộc đời ta, như xác
Bị chia ra trong sương khói muôn đời.
VII
Tình yêu ơi, cho tôi xin lỗi nhé
Không một điều gì tôi chỉ ngang qua.
Nhưng trên con đường tôi yêu hơn cả
Là những gì không lặp lại bao giờ.
Không lặp lại cả anh và cả em
Ta chết đi – sau ta là những kẻ
Họ đã khác, họ không người như thế
Em chẳng của anh, anh chẳng của em.
VIII
Những bông hoa, hãy nói rằng: vĩnh biệt
Những nụ hoa cúi xuống giọng đau buồn
Rằng mãi mãi tôi không còn được biết
Mặt hoa hồng và gương mặt quê hương.
Thôi đành vậy! Dù không thấy bao giờ!
Giờ đây tôi đã mê loài hoa khác
Và bởi thế bằng lời bài hát
Tôi sẽ ngợi ca mặt đất nên thơ.
IX
Thế con người, không lẽ, chẳng là hoa?
Em thân yêu, điều này em cảm thấy
Rằng ở đây không phải những lời suông.
Như thân cây, lúc lắc thịt xương
Còn cái đầu này, với em, chẳng lẽ
Không phải bông hồng vàng?
Hoa người trong nắng trong mưa
Hoa biết bò trườn, đi lại.
X
Những bông hoa đã đi, tôi đã thấy
Và con tim từ ấy dịu dàng hơn
Có một điều trong đời tôi nhận thấy
Từ tháng Mười mọi chuyện bắt nguồn.
Những bông hoa đã đánh nhau quyết liệt
Và hoa đỏ kia chiến đấu tốt hơn
Có nhiều người bị rơi vào bão tuyết
Nhưng dù sao với sức mạnh cương quyết
Họ đã giết đi những kẻ hành hình.
XI
Tháng Mười ơi, tháng Mười!
Tôi thấy tiếc làm sao
Những bông hoa đỏ kia đã chết
Nụ hoa bị cắt bằng thép
Nhưng dù sao tôi không sợ thép đâu.
Những bông hoa biết đi!
Họ đem giết thép
Từ thép làm ra những con tàu
Từ thép làm ra những ngôi nhà đẹp.
XII
Và bởi vì tôi đã từng hiểu được
Rằng cuộc đời không tu viện với tôi
Tôi gửi gắm trong vần thơ tha thiết
Rằng lặp lại thôi mọi thứ trên đời.
Chính vì thế mà tôi đây vẫn hát
Tôi hát lên chẳng phải những lời suông
Và tôi trao cho người yêu dấu nhất
Đầu của tôi như một bông hồng vàng.
1924.
CƠN BÃO TUYẾT
Thời gian hãy xe búp sợi của mình
Của linh hồn sống muôn đời không đổi.
Không!
Không bao giờ tôi sắp đặt nổi
Với bản thân mình
Tôi là người xa lạ.
Muốn đọc nhưng quyển sách rơi
Tôi ngáp dài
Rồi chìm vào giấc ngủ…
Còn bên ngoài cửa sổ
Ngọn gió đang khóc than
Dường như ngọn gió
Linh cảm cái chết đang gần.
Cây phong phủ kín băng
Bằng ngọn màu đen của mình
Giọng khò khè về quá khứ
Vào trời xanh.
Cây phong nào?
Nó chỉ là cây cột đáng xấu hổ
Giá mà được treo cổ trên đó
Hoặc đập phá cho tan tành.
Và người đầu tiên
Là tôi, cần treo cổ
Trói chéo tay lại sau lưng
Vì một tội rằng
Bằng bài hát giọng khàn khàn
Tôi đã quấy rầy giấc ngủ
Của quê hương.
Tôi không yêu
Tiếng gáy của con gà trống
Và tôi kêu
Rằng giá mà có đủ sức mạnh
Thì tất cả gà trống
Tôi sẽ diệt hết trơn
Để cho đêm đêm
Không còn nghe tiếng gáy.
Nhưng tôi đã quên rằng
Chính tôi cũng là gà trống
Đã gào thét hết mình
Trước mỗi buổi bình minh
Không nghe theo lời bố mẹ
Để xao xuyến con tim
Và thơ cũng thế.
Cơn bão tuyết rít lên
Như con lợn đực
Bị người ta sắp chọc tiết.
Và màn sương
Lạnh buốt
Không biết được
Đâu xa
Đâu gần…
Còn mặt trăng, chắc hẳn
Đã bị những chú chó xơi
Bởi đã từ lâu lắm
Không còn thấy trên trời.
Mẹ dứt sợi chỉ từ khung cửi
Cùng với cái cọc sợi
Rồi mẹ buông lời.
Con mèo nặng tai
Lắng nghe lời của mẹ
Từ trên chiếc ghế
Nó buông thõng cái đầu.
Chẳng vô tình mà những người hàng xóm
Hay sợ hãi nói rằng
Con mèo trông rất giống
Như con cú vọ màu đen.
Đôi mắt của tôi nhắm
Nhưng hễ mở ra
Là lại nhìn thấy cảnh
Từ câu chuyện cổ ngày xưa:
Đôi chân của con mèo
Tôi ngỡ là cây gậy
Còn mẹ như mụ phù thủy
Từ trên đồi.
Tôi không biết được rằng tôi
Đau ốm hay là không đau ốm
Nhưng chỉ những ý tưởng
Dạo bước không đúng chỗ trong đầu.
Vang lên trong tai tôi
Tiếng xẻng của người đào mộ
Cùng với tiếng than thở
Của tiếng chuông xa.
Tôi là con ma
Nằm trong quan tài tôi thấy cả
Tiếng nguyện cầu nức nở
Của ông từ.
Đôi mí mắt người chết
Tôi hạ xuống thấp
Rồi tôi đặt
Lên đó hai đồng xu.
Để với những đồng tiền này
Từ đôi mắt người chết
Người đào mộ sẽ trở nên ấm áp
Mà lấp đất cho tôi
Và ngay trong lúc này
Không cảm thấy mình thô bỉ.
Và sẽ nói to về tôi:
“Chà, thằng cha này dớ dẩn!
Hắn ta trong cuộc đời
Phá phách, ngang tàng đã lắm…
Nhưng không thể nào đọc xong
Dù chỉ năm trang
Của cuốn “Tư bản”.
1924.
Thời gian hãy xe búp sợi của mình
Của linh hồn sống muôn đời không đổi.
Không!
Không bao giờ tôi sắp đặt nổi
Với bản thân mình
Tôi là người xa lạ.
Muốn đọc nhưng quyển sách rơi
Tôi ngáp dài
Rồi chìm vào giấc ngủ…
Còn bên ngoài cửa sổ
Ngọn gió đang khóc than
Dường như ngọn gió
Linh cảm cái chết đang gần.
Cây phong phủ kín băng
Bằng ngọn màu đen của mình
Giọng khò khè về quá khứ
Vào trời xanh.
Cây phong nào?
Nó chỉ là cây cột đáng xấu hổ
Giá mà được treo cổ trên đó
Hoặc đập phá cho tan tành.
Và người đầu tiên
Là tôi, cần treo cổ
Trói chéo tay lại sau lưng
Vì một tội rằng
Bằng bài hát giọng khàn khàn
Tôi đã quấy rầy giấc ngủ
Của quê hương.
Tôi không yêu
Tiếng gáy của con gà trống
Và tôi kêu
Rằng giá mà có đủ sức mạnh
Thì tất cả gà trống
Tôi sẽ diệt hết trơn
Để cho đêm đêm
Không còn nghe tiếng gáy.
Nhưng tôi đã quên rằng
Chính tôi cũng là gà trống
Đã gào thét hết mình
Trước mỗi buổi bình minh
Không nghe theo lời bố mẹ
Để xao xuyến con tim
Và thơ cũng thế.
Cơn bão tuyết rít lên
Như con lợn đực
Bị người ta sắp chọc tiết.
Và màn sương
Lạnh buốt
Không biết được
Đâu xa
Đâu gần…
Còn mặt trăng, chắc hẳn
Đã bị những chú chó xơi
Bởi đã từ lâu lắm
Không còn thấy trên trời.
Mẹ dứt sợi chỉ từ khung cửi
Cùng với cái cọc sợi
Rồi mẹ buông lời.
Con mèo nặng tai
Lắng nghe lời của mẹ
Từ trên chiếc ghế
Nó buông thõng cái đầu.
Chẳng vô tình mà những người hàng xóm
Hay sợ hãi nói rằng
Con mèo trông rất giống
Như con cú vọ màu đen.
Đôi mắt của tôi nhắm
Nhưng hễ mở ra
Là lại nhìn thấy cảnh
Từ câu chuyện cổ ngày xưa:
Đôi chân của con mèo
Tôi ngỡ là cây gậy
Còn mẹ như mụ phù thủy
Từ trên đồi.
Tôi không biết được rằng tôi
Đau ốm hay là không đau ốm
Nhưng chỉ những ý tưởng
Dạo bước không đúng chỗ trong đầu.
Vang lên trong tai tôi
Tiếng xẻng của người đào mộ
Cùng với tiếng than thở
Của tiếng chuông xa.
Tôi là con ma
Nằm trong quan tài tôi thấy cả
Tiếng nguyện cầu nức nở
Của ông từ.
Đôi mí mắt người chết
Tôi hạ xuống thấp
Rồi tôi đặt
Lên đó hai đồng xu.
Để với những đồng tiền này
Từ đôi mắt người chết
Người đào mộ sẽ trở nên ấm áp
Mà lấp đất cho tôi
Và ngay trong lúc này
Không cảm thấy mình thô bỉ.
Và sẽ nói to về tôi:
“Chà, thằng cha này dớ dẩn!
Hắn ta trong cuộc đời
Phá phách, ngang tàng đã lắm…
Nhưng không thể nào đọc xong
Dù chỉ năm trang
Của cuốn “Tư bản”.
1924.
MÙA XUÂN
Cơn mê sảng đã kết thúc.
Đã tan biến nỗi buồn.
Tôi tiếp nhận cuộc đời như giấc mộng đầu tiên.
Ngày hôm qua trong cuốn “Tư bản” tôi đã đọc
Rằng có một qui luật
Dành riêng cho các nhà thơ.
Cơn bão tuyết bây giờ
Hãy gào lên như quỉ
Hãy đánh vào kẻ chết đuối kia trần trụi –
Còn tôi với cái đầu tỉnh táo
Thành người đồng chí sảng khoái và vui.
Những gì mục nát chẳng nên tiếc thương rồi
Và với tôi cũng không cần thương tiếc
Nếu tôi có thể sẵn sàng xin chết
Trong bão tuyết này thì cứ để mặc tôi.
Tính tình tang, con chim vành khuyên ơi!
Ta chào chim nhé!
Xin chim đừng có sợ!
Ta không động đến chim đâu.
Và nếu như chim muốn
Hãy đậu xuống bờ rào
Theo qui luật của chim.
Trong cuộc đời có qui luật xoay vần
Đó là phép cư xử
Của người đang sống trên đời
Còn nếu chim muốn như người
Thì chim sẽ
Có quyền nằm và ngồi.
Xin chào cây phong của tôi
Cây phong của tôi tội nghiệp
Xin lỗi, tôi đã làm cây phong bực
Quần áo của ngươi rách tả tơi
Nhưng mà rồi đây sẽ
Lành lặn trở lại thôi.
Không cần lệnh trát gì cả
Cây tơ hồng buông chiếc mũ màu xanh
Rồi lặng lẽ
Và âu yếm
Ôm tháng Tư vào lòng.
Và cô gái sẽ đến với tháng Tư
Cô sẽ lấy nước giếng tưới ra
Để rồi đây trong tháng Mười khắc nghiệt
Ngươi có thể chống lại những cơn bão tuyết.
Còn khi đêm đến
Mặt trăng bơi giữa trời
Không phải trăng bị những chú chó xơi
Mà tại vì không nhìn thấy rõ
Vì những cuộc đánh nhau ẩu đả
Của con người.
Nhưng cuộc đánh nhau đã kết thúc rồi
Chính vì thế
Trăng bằng ánh sáng vàng chanh
Đang khoắc lên
Cây cối màu xanh
Vầng hào quang vang vọng của mình.
Thì tim ta ơi, hãy uống
Mùa xuân!
Hãy xao xuyến bằng
Những vần thơ mới!
Còn bây giờ tôi đi ngủ
Thôi không còn chửi rủa
Những con gà trống nữa rồi.
Mặt đất ơi, mặt đất ơi!
Ngươi không phải là kim loại
Vì rằng kim loại
Không nẩy lộc đâm chồi.
Ta cần nắm bắt lấy
Chỉ một dòng thôi
Là bỗng nhiên
Cuốn “Tư bản” hoàn toàn dễ hiểu.
1924.
Cơn mê sảng đã kết thúc.
Đã tan biến nỗi buồn.
Tôi tiếp nhận cuộc đời như giấc mộng đầu tiên.
Ngày hôm qua trong cuốn “Tư bản” tôi đã đọc
Rằng có một qui luật
Dành riêng cho các nhà thơ.
Cơn bão tuyết bây giờ
Hãy gào lên như quỉ
Hãy đánh vào kẻ chết đuối kia trần trụi –
Còn tôi với cái đầu tỉnh táo
Thành người đồng chí sảng khoái và vui.
Những gì mục nát chẳng nên tiếc thương rồi
Và với tôi cũng không cần thương tiếc
Nếu tôi có thể sẵn sàng xin chết
Trong bão tuyết này thì cứ để mặc tôi.
Tính tình tang, con chim vành khuyên ơi!
Ta chào chim nhé!
Xin chim đừng có sợ!
Ta không động đến chim đâu.
Và nếu như chim muốn
Hãy đậu xuống bờ rào
Theo qui luật của chim.
Trong cuộc đời có qui luật xoay vần
Đó là phép cư xử
Của người đang sống trên đời
Còn nếu chim muốn như người
Thì chim sẽ
Có quyền nằm và ngồi.
Xin chào cây phong của tôi
Cây phong của tôi tội nghiệp
Xin lỗi, tôi đã làm cây phong bực
Quần áo của ngươi rách tả tơi
Nhưng mà rồi đây sẽ
Lành lặn trở lại thôi.
Không cần lệnh trát gì cả
Cây tơ hồng buông chiếc mũ màu xanh
Rồi lặng lẽ
Và âu yếm
Ôm tháng Tư vào lòng.
Và cô gái sẽ đến với tháng Tư
Cô sẽ lấy nước giếng tưới ra
Để rồi đây trong tháng Mười khắc nghiệt
Ngươi có thể chống lại những cơn bão tuyết.
Còn khi đêm đến
Mặt trăng bơi giữa trời
Không phải trăng bị những chú chó xơi
Mà tại vì không nhìn thấy rõ
Vì những cuộc đánh nhau ẩu đả
Của con người.
Nhưng cuộc đánh nhau đã kết thúc rồi
Chính vì thế
Trăng bằng ánh sáng vàng chanh
Đang khoắc lên
Cây cối màu xanh
Vầng hào quang vang vọng của mình.
Thì tim ta ơi, hãy uống
Mùa xuân!
Hãy xao xuyến bằng
Những vần thơ mới!
Còn bây giờ tôi đi ngủ
Thôi không còn chửi rủa
Những con gà trống nữa rồi.
Mặt đất ơi, mặt đất ơi!
Ngươi không phải là kim loại
Vì rằng kim loại
Không nẩy lộc đâm chồi.
Ta cần nắm bắt lấy
Chỉ một dòng thôi
Là bỗng nhiên
Cuốn “Tư bản” hoàn toàn dễ hiểu.
1924.
CON ĐƯỜNG CỦA TÔI
Cuộc đời bước lên bờ
Người dân xưa của xóm
Tôi đi hồi tưởng
Về những điều đã thấy trong vùng.
Thơ tôi ơi
Hãy lặng lẽ
Kể về cuộc đời tôi.
Ngôi nhà gỗ nông dân
Mùi nhựa chưng từ gỗ
Cái bàn thờ đã cũ
Những ngọn đèn lắt lay.
Cũng còn may
Là tôi còn gìn giữ được
Cảm giác ngày xưa vẫn còn đây.
Ngoài cửa sổ
Bão tuyết trắng reo.
Tôi lên chín tuổi
Ghế nằm, bà ngoại, con mèo…
Bà hát câu gì đấy
Buồn buồn về thảo nguyên
Rồi bà ngáp
Xéo cái miệng của mình.
Bão tuyết rít gầm lên
Bên ngoài khung cửa nhỏ
Tựa như những người chết đang nhảy múa.
Khi đó đế chế Nga
Đánh nhau với người Nhật
Và tất cả mọi người có cảm giác
Nhìn thấy những cây thập ác từ xa.
Khi đó tôi còn chưa biết
Những việc làm đen tối của nước Nga.
Tôi không biết được rằng
Tại sao lại chiến tranh.
Với tôi, đồng ruộng Riazan
Nơi những nông dân cắt cỏ
Và trồng lúa
Là quê hương.
Tôi chỉ nhớ
Rằng nông dân than phiền
Và chửi rủa
Cả Sa hoàng, cả Chúa
Nhưng câu trả lời
Chỉ mỉm cười chốn xa xôi
Là ánh bình minh thưa thớt
Màu vàng chanh của quê tôi.
Khi đó lần đầu tiên
Những vần điệu vang lên
Có rất nhiều tình cảm
Làm đầu óc say sưa, choáng váng
Và tôi nói với tôi:
Nếu như cơn ngứa này đã thức dậy
Thì cả hồn tôi sẽ trút thành lời.
Những tháng năm xa
Bây giờ đã như trong sương mờ.
Tôi nhớ, ông ngoại
Với một nỗi buồn, ông nói:
“Chuyện nhảm nhí, vứt đi…
Mà, nếu như cứ say mê
Thì hãy đi viết về lúa mạch
Nhưng viết về ngựa nhiều nhất”.
Tôi khi đó trong đầu óc
Có sự say mê với Nàng Thơ
Và có những ước mơ
Lượn lờ trong im lặng
Rằng tôi sẽ trở thành
Người giàu có và nổi tiếng
Rồi người ta sẽ dựng tượng
Của tôi đặt ở Riazan.
Bước sang tuổi mười lăm
Tôi đã yêu các cô gái
Và sung sướng nghĩ rằng
Chỉ một mình
Rằng cô bé
Đẹp nhất trong số đó
Đến tuổi, sẽ cưới cho mình.
. . . . .
Năm tháng qua mau
Đổi thay trên gương mặt
Cả ánh sáng, sắc màu
Cũng khác.
Người nông dân mộng mơ -
Tôi lên thủ đô
Trở thành nhà thơ hạng nhất.
Rồi tôi thấy mệt
Với nỗi buồn nghề viết
Nên cất bước đường xa
Tôi đến nhiều xứ sở
Không tin vào gặp gỡ
Không khổ vì chia xa
Bởi cuộc đời gian dối cả mà.
Khi đó tôi hiểu
Thế nào là nước Nga.
Thế nào là vinh quang cũng hiểu ra.
Và chính vì thế
Mà trong lòng một nỗi buồn tuôn ra
Đắng cay như là thuốc độc.
Rõ điều quỉ tha ma bắt
Rằng tôi là thi sĩ!...
Không có tôi thì điều nhảm nhí cũng đầy.
Cứ mặc tôi chết đây
Nhưng chỉ…
Không
Đừng dựng tượng ở Riazan.
Nước Nga… Sa hoàng…
Buồn…
Và thói trịch thượng của giới thượng lưu.
Thôi đành thế!
Mạc Tư Khoa hãy nhận vào
Thói côn đồ tuyệt vọng.
Ta hãy nhìn
Rồi xem ai sẽ thắng!
Tôi trong thơ của mình
Tôi đánh
Vào lũ lưu manh
Bằng nước đái
Của con ngựa cái Riazan.
Các người có thích không?
Vâng, các người đúng đắn
Thói quen với Lorigan*
Và quen với hoa hồng…
Nhưng còn bánh
Các người ăn
Là do chúng tôi
Chở đến…
Rồi tiếp tháng năm trôi
Trong những tháng năm này có việc
Mà bằng lời
Không thể nào kể hết:
Thay vị trí của Sa hoàng
Là một đoàn quân
Của giai cấp công nhân hùng mạnh.
Điều lệ được mang theo
Bằng qui tắc khác
Tôi trở về thăm
Ngôi nhà thân thuộc.
Cây bạch dương lá xanh
Trong chiếc váy trắng
Đứng bên đầm.
Cây bạch dương!
Tuyệt trần… Còn bộ ngực
Như thế này
Phụ nữ không có được.
Từ những cánh đồng đầy ánh mặt trời
Mọi người
Chở lúa mạch trên xe ngựa
Đi ngược chiều với tôi.
Họ không còn nhận ra tôi
Tôi là người khách qua đường với họ
Nhưng có một người phụ nữ
Đi qua không nhìn.
Như có dòng điện
Không tả được, run run
Tôi cảm thấy như chạy khắp lưng.
Chẳng lẽ cô ta?
Chẳng lẽ không nhận ra?
Thôi thì cứ mặc
Cho cô ấy đi qua…
Không có tôi
Cô ấy cũng khổ đau không ít
Chẳng vô tình mà cái miệng
Đành im lặng khổ đau.
Rồi những buổi chiều
Tôi kéo mũ xuống thấp
Để cho
Khỏi lạnh đôi mắt
Tôi ngắm nhìn
Thảo nguyên
Và nghe tiếng hát
Của dòng suối vang lên.
Thôi đành thế!
Tuổi trẻ đã qua rồi
Giờ đã đến lúc tôi
Bắt tay vào công việc
Để cho tâm hồn quen phá phách
Hát lên giọng trưởng thành.
Và để cho cuộc đời khác của làng
Sẽ làm đầy
Trong tôi sức lực mới
Như trước đây
Con ngựa cái
Đã đưa tôi đến với vinh quang.
1925.
_____________________
*Một loại nước hoa nổi tiếng của Pháp.
Cuộc đời bước lên bờ
Người dân xưa của xóm
Tôi đi hồi tưởng
Về những điều đã thấy trong vùng.
Thơ tôi ơi
Hãy lặng lẽ
Kể về cuộc đời tôi.
Ngôi nhà gỗ nông dân
Mùi nhựa chưng từ gỗ
Cái bàn thờ đã cũ
Những ngọn đèn lắt lay.
Cũng còn may
Là tôi còn gìn giữ được
Cảm giác ngày xưa vẫn còn đây.
Ngoài cửa sổ
Bão tuyết trắng reo.
Tôi lên chín tuổi
Ghế nằm, bà ngoại, con mèo…
Bà hát câu gì đấy
Buồn buồn về thảo nguyên
Rồi bà ngáp
Xéo cái miệng của mình.
Bão tuyết rít gầm lên
Bên ngoài khung cửa nhỏ
Tựa như những người chết đang nhảy múa.
Khi đó đế chế Nga
Đánh nhau với người Nhật
Và tất cả mọi người có cảm giác
Nhìn thấy những cây thập ác từ xa.
Khi đó tôi còn chưa biết
Những việc làm đen tối của nước Nga.
Tôi không biết được rằng
Tại sao lại chiến tranh.
Với tôi, đồng ruộng Riazan
Nơi những nông dân cắt cỏ
Và trồng lúa
Là quê hương.
Tôi chỉ nhớ
Rằng nông dân than phiền
Và chửi rủa
Cả Sa hoàng, cả Chúa
Nhưng câu trả lời
Chỉ mỉm cười chốn xa xôi
Là ánh bình minh thưa thớt
Màu vàng chanh của quê tôi.
Khi đó lần đầu tiên
Những vần điệu vang lên
Có rất nhiều tình cảm
Làm đầu óc say sưa, choáng váng
Và tôi nói với tôi:
Nếu như cơn ngứa này đã thức dậy
Thì cả hồn tôi sẽ trút thành lời.
Những tháng năm xa
Bây giờ đã như trong sương mờ.
Tôi nhớ, ông ngoại
Với một nỗi buồn, ông nói:
“Chuyện nhảm nhí, vứt đi…
Mà, nếu như cứ say mê
Thì hãy đi viết về lúa mạch
Nhưng viết về ngựa nhiều nhất”.
Tôi khi đó trong đầu óc
Có sự say mê với Nàng Thơ
Và có những ước mơ
Lượn lờ trong im lặng
Rằng tôi sẽ trở thành
Người giàu có và nổi tiếng
Rồi người ta sẽ dựng tượng
Của tôi đặt ở Riazan.
Bước sang tuổi mười lăm
Tôi đã yêu các cô gái
Và sung sướng nghĩ rằng
Chỉ một mình
Rằng cô bé
Đẹp nhất trong số đó
Đến tuổi, sẽ cưới cho mình.
. . . . .
Năm tháng qua mau
Đổi thay trên gương mặt
Cả ánh sáng, sắc màu
Cũng khác.
Người nông dân mộng mơ -
Tôi lên thủ đô
Trở thành nhà thơ hạng nhất.
Rồi tôi thấy mệt
Với nỗi buồn nghề viết
Nên cất bước đường xa
Tôi đến nhiều xứ sở
Không tin vào gặp gỡ
Không khổ vì chia xa
Bởi cuộc đời gian dối cả mà.
Khi đó tôi hiểu
Thế nào là nước Nga.
Thế nào là vinh quang cũng hiểu ra.
Và chính vì thế
Mà trong lòng một nỗi buồn tuôn ra
Đắng cay như là thuốc độc.
Rõ điều quỉ tha ma bắt
Rằng tôi là thi sĩ!...
Không có tôi thì điều nhảm nhí cũng đầy.
Cứ mặc tôi chết đây
Nhưng chỉ…
Không
Đừng dựng tượng ở Riazan.
Nước Nga… Sa hoàng…
Buồn…
Và thói trịch thượng của giới thượng lưu.
Thôi đành thế!
Mạc Tư Khoa hãy nhận vào
Thói côn đồ tuyệt vọng.
Ta hãy nhìn
Rồi xem ai sẽ thắng!
Tôi trong thơ của mình
Tôi đánh
Vào lũ lưu manh
Bằng nước đái
Của con ngựa cái Riazan.
Các người có thích không?
Vâng, các người đúng đắn
Thói quen với Lorigan*
Và quen với hoa hồng…
Nhưng còn bánh
Các người ăn
Là do chúng tôi
Chở đến…
Rồi tiếp tháng năm trôi
Trong những tháng năm này có việc
Mà bằng lời
Không thể nào kể hết:
Thay vị trí của Sa hoàng
Là một đoàn quân
Của giai cấp công nhân hùng mạnh.
Điều lệ được mang theo
Bằng qui tắc khác
Tôi trở về thăm
Ngôi nhà thân thuộc.
Cây bạch dương lá xanh
Trong chiếc váy trắng
Đứng bên đầm.
Cây bạch dương!
Tuyệt trần… Còn bộ ngực
Như thế này
Phụ nữ không có được.
Từ những cánh đồng đầy ánh mặt trời
Mọi người
Chở lúa mạch trên xe ngựa
Đi ngược chiều với tôi.
Họ không còn nhận ra tôi
Tôi là người khách qua đường với họ
Nhưng có một người phụ nữ
Đi qua không nhìn.
Như có dòng điện
Không tả được, run run
Tôi cảm thấy như chạy khắp lưng.
Chẳng lẽ cô ta?
Chẳng lẽ không nhận ra?
Thôi thì cứ mặc
Cho cô ấy đi qua…
Không có tôi
Cô ấy cũng khổ đau không ít
Chẳng vô tình mà cái miệng
Đành im lặng khổ đau.
Rồi những buổi chiều
Tôi kéo mũ xuống thấp
Để cho
Khỏi lạnh đôi mắt
Tôi ngắm nhìn
Thảo nguyên
Và nghe tiếng hát
Của dòng suối vang lên.
Thôi đành thế!
Tuổi trẻ đã qua rồi
Giờ đã đến lúc tôi
Bắt tay vào công việc
Để cho tâm hồn quen phá phách
Hát lên giọng trưởng thành.
Và để cho cuộc đời khác của làng
Sẽ làm đầy
Trong tôi sức lực mới
Như trước đây
Con ngựa cái
Đã đưa tôi đến với vinh quang.
1925.
_____________________
*Một loại nước hoa nổi tiếng của Pháp.
NGƯỜI ĐEN
Bạn thân yêu của tôi
Tôi vô cùng đau đớn
Nhưng tôi không biết tại vì sao
Có phải tại vì ngọn gió
Trên cánh đồng hoang vắng thét gào
Hay tại hơi men làm trơ trụi
Như lá vàng thu tháng chín lao xao.
Trên đầu tôi đôi tai phe phẩy
Như đôi cánh chim
Có bàn chân ai chọc vào đấy
Thấy khó chịu vô cùng.
Người đen
Một người đen
Một người đen như mực
Ngồi xuống đầu giường
Người đen
Không cho tôi ngủ suốt đêm.
Người đen
Lấy ngón tay chỉ lên cuốn sách dở ẹc
Rồi cúi xuống trên người tôi
Như thầy tu cúi trên thây người chết.
Người đen kể về cuộc đời
Của một tay xỏ lá ba que nào đấy
Gợi lên cho tôi một nỗi buồn và sợ hãi.
Người đen
Một người đen!
“Hãy nghe đây, nghe đây –
Người đen lẩm bẩm nói với tôi –
Trong cuốn sách này có nhiều cái tuyệt
Nhiều lời hay, ý đẹp.
Thằng cha này
Sống ở một đất nước
Xứ sở của những tên kẻ cướp
Và của những thằng đại bịp.
Tháng mười hai ở đất nước này
Tuyết trắng khủng khiếp
Và bão tuyết làm thành
Những guồng xe chỉ thật vui
Hắn ta là một kẻ phiêu lưu
Nhưng là kẻ phiêu lưu
Vào loại thượng hảo hạng.
Hắn cũng là người tao nhã
Bởi hắn là một nhà thơ
Dù không phải nhà thơ lớn
Nhưng hắn viết lách cũng tạm
Và hắn gọi một người phụ nữ
Tuổi trên bốn mươi gì đó
Là cô bé cưng
Và hư đốn của mình”.
“Hạnh phúc – người đen nói tiếp –
Là sự khéo léo của khối óc, bàn tay
Còn những linh hồn chết
Thì bất hạnh là điều ai cũng đều hay
Nhưng không sao
Còn nhiều đớn đau khổ sở
Được mang về
Bởi những hành động dối gian.
Trong sấm chớp, bão giông
Khi thói đời bội bạc
Trong những khổ đau, mất mát
Và khi nhà ngươi buồn
Thì hãy biết cười lên
Đó mới là người cao thượng”.
“Người đen!
Mi không được nói thế!
Mi đâu phải là người
Đàng hoàng, tử tế.
Ta đâu có cần gì
Cuộc đời của nhà thơ tai tiếng
Tốt nhất mi hãy đi đi
Tìm người khác mà kể chuyện”.
Người đen
Nhìn chằm chằm vào mặt tôi
Đôi mắt xanh tái mét
Dường như nói với tôi:
“Mày là thằng đại bịp
Thằng kẻ trộm láo xược
Không biết xấu hổ rồi”.
........................................
Bạn thân yêu của tôi
Tôi vô cùng đau đớn
Nhưng tôi không biết tại vì sao.
Có phải tại vì ngọn gió
Trên cánh đồng hoang vắng thét gào
Hay tại hơi men làm trơ trụi
Như lá vàng thu tháng chín lao xao.
Đêm rét buốt làm sao
Ngã tư đường im ắng
Tôi ngồi bên cửa sổ một mình
Không hề mong bè bạn và em.
Cả cánh đồng phủ trắng
Những hạt bụi vôi
Và cây cối như những người kỵ sĩ
Tụ họp trong vườn tôi.
Ở đâu đó
Có tiếng chim cú đêm đang khóc
Và đoàn kỵ sĩ
Đập vào tiếng guốc
Lại vẫn người đen
Ngồi xuống chiếc ghế bành
Vứt chiếc áo khoác
Và nhấc chiếc mũ lên.
“Hãy nghe đây, nghe đây! –
Giọng khàn khàn trong cổ
Hắn nhìn vào mặt tôi
Rồi sát gần thêm nữa –
Ta không thấy một ai
Trong những thằng xỏ lá
Lại ngốc nghếch như mày
Khổ sở vì mất ngủ.
Cứ cho rằng lầm lỡ
Nhưng trăng đẹp thế này
Thì còn đòi gì nữa
Để mà không ngủ say?
Hay mày cần bắp vế
Người phụ nữ lẳng lơ
Mày dựa đầu và sẽ
Đọc cho nàng nghe thơ?
Ồ, mà ta yêu các nhà thơ!
Họ qủa là những người thú vị
Ta luôn tìm thấy ở họ
Những câu chuyện vẩn vơ -
Những câu chuyện kiểu như
Kẻ tóc dài quái vật
Đi tán tỉnh hết trên trời, dưới đất
Nhưng thực ra hắn là kẻ mọc sừng.
Ta không còn nhớ ra
Trong một làng nhỏ
Ở Kaluga
Hay Riazan gì đó
Có một cậu bé con
Sinh ra trong một gia đình nông dân
Hắn có mái tóc vàng
Và đôi mắt xanh thắm...
Rồi trở thành người lớn
Hắn là một nhà thơ
Dù không phải nhà thơ lớn
Nhưng hắn viết lách cũng tạm
Và hắn gọi một người phụ nữ
Tuổi trên bốn mươi gì đó
Là cô bé cưng
Và hư đốn của mình”.
“Người đen!
Mi là người khách kinh tởm
Đấy là câu chuyện
Người ta đồn đại về mi đã từ lâu”.
Tôi vô cùng tức giận
Và cây gậy củatôi
Bay thẳng vào mặt hắn
Sống mũi rách tả tơi...
......................................
... Trăng đã chết
Cửa sổ lấp ló ánh bình minh
Ôi bóng đêm!
Sao bóng đêm đi nói loạn cả lên?
Tôi đội mũ đứng một mình
Không còn ai cả.
Một mình...
Và chiếc gương tan vỡ...
Bạn thân yêu của tôi
Tôi vô cùng đau đớn
Nhưng tôi không biết tại vì sao
Có phải tại vì ngọn gió
Trên cánh đồng hoang vắng thét gào
Hay tại hơi men làm trơ trụi
Như lá vàng thu tháng chín lao xao.
Trên đầu tôi đôi tai phe phẩy
Như đôi cánh chim
Có bàn chân ai chọc vào đấy
Thấy khó chịu vô cùng.
Người đen
Một người đen
Một người đen như mực
Ngồi xuống đầu giường
Người đen
Không cho tôi ngủ suốt đêm.
Người đen
Lấy ngón tay chỉ lên cuốn sách dở ẹc
Rồi cúi xuống trên người tôi
Như thầy tu cúi trên thây người chết.
Người đen kể về cuộc đời
Của một tay xỏ lá ba que nào đấy
Gợi lên cho tôi một nỗi buồn và sợ hãi.
Người đen
Một người đen!
“Hãy nghe đây, nghe đây –
Người đen lẩm bẩm nói với tôi –
Trong cuốn sách này có nhiều cái tuyệt
Nhiều lời hay, ý đẹp.
Thằng cha này
Sống ở một đất nước
Xứ sở của những tên kẻ cướp
Và của những thằng đại bịp.
Tháng mười hai ở đất nước này
Tuyết trắng khủng khiếp
Và bão tuyết làm thành
Những guồng xe chỉ thật vui
Hắn ta là một kẻ phiêu lưu
Nhưng là kẻ phiêu lưu
Vào loại thượng hảo hạng.
Hắn cũng là người tao nhã
Bởi hắn là một nhà thơ
Dù không phải nhà thơ lớn
Nhưng hắn viết lách cũng tạm
Và hắn gọi một người phụ nữ
Tuổi trên bốn mươi gì đó
Là cô bé cưng
Và hư đốn của mình”.
“Hạnh phúc – người đen nói tiếp –
Là sự khéo léo của khối óc, bàn tay
Còn những linh hồn chết
Thì bất hạnh là điều ai cũng đều hay
Nhưng không sao
Còn nhiều đớn đau khổ sở
Được mang về
Bởi những hành động dối gian.
Trong sấm chớp, bão giông
Khi thói đời bội bạc
Trong những khổ đau, mất mát
Và khi nhà ngươi buồn
Thì hãy biết cười lên
Đó mới là người cao thượng”.
“Người đen!
Mi không được nói thế!
Mi đâu phải là người
Đàng hoàng, tử tế.
Ta đâu có cần gì
Cuộc đời của nhà thơ tai tiếng
Tốt nhất mi hãy đi đi
Tìm người khác mà kể chuyện”.
Người đen
Nhìn chằm chằm vào mặt tôi
Đôi mắt xanh tái mét
Dường như nói với tôi:
“Mày là thằng đại bịp
Thằng kẻ trộm láo xược
Không biết xấu hổ rồi”.
........................................
Bạn thân yêu của tôi
Tôi vô cùng đau đớn
Nhưng tôi không biết tại vì sao.
Có phải tại vì ngọn gió
Trên cánh đồng hoang vắng thét gào
Hay tại hơi men làm trơ trụi
Như lá vàng thu tháng chín lao xao.
Đêm rét buốt làm sao
Ngã tư đường im ắng
Tôi ngồi bên cửa sổ một mình
Không hề mong bè bạn và em.
Cả cánh đồng phủ trắng
Những hạt bụi vôi
Và cây cối như những người kỵ sĩ
Tụ họp trong vườn tôi.
Ở đâu đó
Có tiếng chim cú đêm đang khóc
Và đoàn kỵ sĩ
Đập vào tiếng guốc
Lại vẫn người đen
Ngồi xuống chiếc ghế bành
Vứt chiếc áo khoác
Và nhấc chiếc mũ lên.
“Hãy nghe đây, nghe đây! –
Giọng khàn khàn trong cổ
Hắn nhìn vào mặt tôi
Rồi sát gần thêm nữa –
Ta không thấy một ai
Trong những thằng xỏ lá
Lại ngốc nghếch như mày
Khổ sở vì mất ngủ.
Cứ cho rằng lầm lỡ
Nhưng trăng đẹp thế này
Thì còn đòi gì nữa
Để mà không ngủ say?
Hay mày cần bắp vế
Người phụ nữ lẳng lơ
Mày dựa đầu và sẽ
Đọc cho nàng nghe thơ?
Ồ, mà ta yêu các nhà thơ!
Họ qủa là những người thú vị
Ta luôn tìm thấy ở họ
Những câu chuyện vẩn vơ -
Những câu chuyện kiểu như
Kẻ tóc dài quái vật
Đi tán tỉnh hết trên trời, dưới đất
Nhưng thực ra hắn là kẻ mọc sừng.
Ta không còn nhớ ra
Trong một làng nhỏ
Ở Kaluga
Hay Riazan gì đó
Có một cậu bé con
Sinh ra trong một gia đình nông dân
Hắn có mái tóc vàng
Và đôi mắt xanh thắm...
Rồi trở thành người lớn
Hắn là một nhà thơ
Dù không phải nhà thơ lớn
Nhưng hắn viết lách cũng tạm
Và hắn gọi một người phụ nữ
Tuổi trên bốn mươi gì đó
Là cô bé cưng
Và hư đốn của mình”.
“Người đen!
Mi là người khách kinh tởm
Đấy là câu chuyện
Người ta đồn đại về mi đã từ lâu”.
Tôi vô cùng tức giận
Và cây gậy của
Sống mũi rách tả tơi...
......................................
... Trăng đã chết
Cửa sổ lấp ló ánh bình minh
Ôi bóng đêm!
Sao bóng đêm đi nói loạn cả lên?
Tôi đội mũ đứng một mình
Không còn ai cả.
Một mình...
Và chiếc gương tan vỡ...
14-11-1925
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét