Sergei Esenin. 201 bài thơ Thơ và Trường ca
NƯỚC NGA XÔ VIẾT
Tặng A. Sakharov
Cơn bão đi qua. Chẳng mấy ai lành lặn
Tôi trở về thăm lại chốn quê xưa
Thăm lại người thân, thăm lại bạn bè
Thăm lại nơi đã tám năm rồi vắng bóng.
Biết gọi ai? Biết chia sẻ cùng ai
Niềm vui hay nỗi buồn rằng tôi còn sống?
Chiếc cối xay – con chim còn một cánh
Đứng bên nhà đôi mắt chẳng mở ra.
Chẳng còn ai tôi quen biết nơi này
Những người biết tôi đã từ lâu quên lãng
Còn nơi ngày xưa có ngôi nhà thấp vắng
Giờ còn đống tàn tro che lấp bởi bụi đường.
Nhưng cuộc sống cứ sôi lên
Xung quanh tôi người ta lăng xăng, bận rộn
Trẻ cũng như già
Chẳng còn ai để tôi ngả mũ chào thưa
Chẳng còn trong đôi mắt nào tôi tìm thấy niềm thông cảm.
Trong đầu tôi nảy ra nhiều suy nghĩ:
Quê hương là gì?
Chẳng lẽ chỉ là những giấc mơ?
Với mọi người tôi là kẻ hành hương khắc khổ
Chỉ còn trời thì lại ở rất xa.
Nhưng dù sao tôi vẫn là
Một người dân của xóm
Cái xóm đang và sẽ còn nổi tiếng
Rằng nơi đây có bà mụ đã sinh ra
Một nhà thơ nhiều tai tiếng của nước Nga.
Nhưng lý trí bảo tôi rằng:
“Nghĩ lại đi mi! Sao lại đi hờn dỗi
Đấy chỉ là ngọn lửa mới
Trong ngôi nhà thế hệ khác mà thôi.
Dù sao thì mi đã già thêm một ít rồi
Tuổi trẻ khác họ hát bài hát khác
Đối với họ sẽ trở nên thân thiết
Không phải làng mà cả thế giới này là mẹ quê hương”.
Quê hương ơi! Tôi thành một kẻ buồn cười
Trên má hóp một màu hồng khô khốc
Giữa quê mình tôi như người ngoại quốc
Tiếng của đồng bào trở thành xa lạ với tôi.
Tôi thấy rằng:
Ngày chủ nhật những người dân làng
Trong uỷ ban như trong nhà thờ tụ họp
Bằng những lời nói sần sùi, không trau chuốt
Họ tranh luận với nhau về cuộc sống của mình.
Rồi buổi chiều khi ánh nắng màu vàng
Của hoàng hôn rắc lên những cánh đồng màu xám
Những đôi chân trần của đàn bê ngoài cổng
Giẫm xuống hào nơi có rặng cây dương.
Vẻ thiếu ngủ của người lính bị thương
Cùng với những nét nhăn trên gương mặt
Anh ta kể về vai trò của Budyonny
Những người lính Hồng quân đánh lùi Perêkốp.
“Chúng tôi đã bắt hắn ta như thế
Hắn là… là tên tư sản… ở Crưm…”
Đến những cành phong dài cũng vểnh tai lên
Và những bà nông dân ồ lên trong cảnh trời nhập nhoạng.
Từ trên đồi một tốp đoàn viên Kôm-sô-môn
Họ chơi đàn phong cầm rất nhanh và mạnh
Họ hát những bài hát tuyên truyền của Demyan
Tiếng cười vui vang lên khắp thung lũng.
Thế đó quê hương!
Người sinh ra tôi như vậy
Vẫn nói trong thơ rằng tôi cùng với nhân dân
Nhưng thơ của tôi ở đây chẳng có ai cần
Và cả tôi ở đây cũng chẳng ai cần đến cả.
Tôi biết làm sao được!
Xin lỗi nhé quê hương
Những gì tôi làm được cho Người tôi cảm thấy bằng lòng
Cho dù hôm nay chẳng ai đọc thơ tôi cả
Tôi đã hát về Người khi Người đã đau thương.
Tôi nhận về tất cả.
Với tất cả tôi bằng lòng
Tôi đi theo cách mạng đã sẵn sàng
Tôi dâng hết lòng mình cho Tháng Mười, Tháng Năm
Nhưng riêng thơ của mình tôi xin giữ lại.
Tôi không trao Nàng Thơ cho ai khác
Không cho mẹ, cho vợ hoặc bạn bè
Chỉ có mình tôi là người Nàng Thơ uỷ thác
Những bài hát dịu dàng Nàng chỉ hát cho tôi.
Các bạn trẻ hãy sống vui và khoẻ mạnh lên!
Các bạn có cuộc đời và bài ca cũng khác
Tôi một mình đi về miền không ai biết được
Để muôn đời tâm hồn nổi loạn trở thành ngoan.
Nhưng mà khi đó
Khi khắp nơi trên trái đất này
Sẽ qua đi hận thù bộ tộc
Sẽ không còn giả dối và buồn rầu nước mắt
Thì tôi lại hát
Bằng tất cả nhiệt tình tôi sẽ ngợi ca
Một phần sáu quả đất
Với cái tên ngắn gọn “Nước Nga”.
1924.
Tặng A. Sakharov
Cơn bão đi qua. Chẳng mấy ai lành lặn
Tôi trở về thăm lại chốn quê xưa
Thăm lại người thân, thăm lại bạn bè
Thăm lại nơi đã tám năm rồi vắng bóng.
Biết gọi ai? Biết chia sẻ cùng ai
Niềm vui hay nỗi buồn rằng tôi còn sống?
Chiếc cối xay – con chim còn một cánh
Đứng bên nhà đôi mắt chẳng mở ra.
Chẳng còn ai tôi quen biết nơi này
Những người biết tôi đã từ lâu quên lãng
Còn nơi ngày xưa có ngôi nhà thấp vắng
Giờ còn đống tàn tro che lấp bởi bụi đường.
Nhưng cuộc sống cứ sôi lên
Xung quanh tôi người ta lăng xăng, bận rộn
Trẻ cũng như già
Chẳng còn ai để tôi ngả mũ chào thưa
Chẳng còn trong đôi mắt nào tôi tìm thấy niềm thông cảm.
Trong đầu tôi nảy ra nhiều suy nghĩ:
Quê hương là gì?
Chẳng lẽ chỉ là những giấc mơ?
Với mọi người tôi là kẻ hành hương khắc khổ
Chỉ còn trời thì lại ở rất xa.
Nhưng dù sao tôi vẫn là
Một người dân của xóm
Cái xóm đang và sẽ còn nổi tiếng
Rằng nơi đây có bà mụ đã sinh ra
Một nhà thơ nhiều tai tiếng của nước Nga.
Nhưng lý trí bảo tôi rằng:
“Nghĩ lại đi mi! Sao lại đi hờn dỗi
Đấy chỉ là ngọn lửa mới
Trong ngôi nhà thế hệ khác mà thôi.
Dù sao thì mi đã già thêm một ít rồi
Tuổi trẻ khác họ hát bài hát khác
Đối với họ sẽ trở nên thân thiết
Không phải làng mà cả thế giới này là mẹ quê hương”.
Quê hương ơi! Tôi thành một kẻ buồn cười
Trên má hóp một màu hồng khô khốc
Giữa quê mình tôi như người ngoại quốc
Tiếng của đồng bào trở thành xa lạ với tôi.
Tôi thấy rằng:
Ngày chủ nhật những người dân làng
Trong uỷ ban như trong nhà thờ tụ họp
Bằng những lời nói sần sùi, không trau chuốt
Họ tranh luận với nhau về cuộc sống của mình.
Rồi buổi chiều khi ánh nắng màu vàng
Của hoàng hôn rắc lên những cánh đồng màu xám
Những đôi chân trần của đàn bê ngoài cổng
Giẫm xuống hào nơi có rặng cây dương.
Vẻ thiếu ngủ của người lính bị thương
Cùng với những nét nhăn trên gương mặt
Anh ta kể về vai trò của Budyonny
Những người lính Hồng quân đánh lùi Perêkốp.
“Chúng tôi đã bắt hắn ta như thế
Hắn là… là tên tư sản… ở Crưm…”
Đến những cành phong dài cũng vểnh tai lên
Và những bà nông dân ồ lên trong cảnh trời nhập nhoạng.
Từ trên đồi một tốp đoàn viên Kôm-sô-môn
Họ chơi đàn phong cầm rất nhanh và mạnh
Họ hát những bài hát tuyên truyền của Demyan
Tiếng cười vui vang lên khắp thung lũng.
Thế đó quê hương!
Người sinh ra tôi như vậy
Vẫn nói trong thơ rằng tôi cùng với nhân dân
Nhưng thơ của tôi ở đây chẳng có ai cần
Và cả tôi ở đây cũng chẳng ai cần đến cả.
Tôi biết làm sao được!
Xin lỗi nhé quê hương
Những gì tôi làm được cho Người tôi cảm thấy bằng lòng
Cho dù hôm nay chẳng ai đọc thơ tôi cả
Tôi đã hát về Người khi Người đã đau thương.
Tôi nhận về tất cả.
Với tất cả tôi bằng lòng
Tôi đi theo cách mạng đã sẵn sàng
Tôi dâng hết lòng mình cho Tháng Mười, Tháng Năm
Nhưng riêng thơ của mình tôi xin giữ lại.
Tôi không trao Nàng Thơ cho ai khác
Không cho mẹ, cho vợ hoặc bạn bè
Chỉ có mình tôi là người Nàng Thơ uỷ thác
Những bài hát dịu dàng Nàng chỉ hát cho tôi.
Các bạn trẻ hãy sống vui và khoẻ mạnh lên!
Các bạn có cuộc đời và bài ca cũng khác
Tôi một mình đi về miền không ai biết được
Để muôn đời tâm hồn nổi loạn trở thành ngoan.
Nhưng mà khi đó
Khi khắp nơi trên trái đất này
Sẽ qua đi hận thù bộ tộc
Sẽ không còn giả dối và buồn rầu nước mắt
Thì tôi lại hát
Bằng tất cả nhiệt tình tôi sẽ ngợi ca
Một phần sáu quả đất
Với cái tên ngắn gọn “Nước Nga”.
1924.
Ở KAPKAZ
Xưa những nhà thơ Nga nhóm “Parnasse”
Từng khát khao những xứ sở không quen
Và chỉ có một mình Ngươi, Kavkaz
Ngân vang sau màn sương phủ bí huyền.
Nơi đây Puskin trong men tình rực lửa
Nhớ người tình xưa đã viết câu thơ:
“Người đẹp ơi em đừng hát nữa
Bài hát buồn của xứ Gruzia”.
Cũng nơi đây nhà thơ Lermontov
Kể câu chuyện về Azamat hiên ngang
Để đổi con ngựa của Kazbich
Đã đem cô em gái thay cho vàng.
Để xua đi trên gương mặt nỗi buồn
Dòng suối vàng sôi lên vì cơn giận
Như nhà thơ và như một sĩ quan
Đã dùng súng để trấn an người bạn.
Và ở đây chôn Griboedov
Cống vật của ta cho sương khói Ba Tư
Ông nằm ở dưới chân núi lớn
Trong tiếng khóc của đàn Zu-na.
Và bây giờ nơi này tôi lại đến
Tôi đến đây mà không biết nguyên nhân:
Để khóc than cho người xưa thương mến
Hay để trộm xem giây phút cuối của mình!
Sao cũng được! Trong tôi nhiều suy nghĩ
Về những con người vĩ đại đã xa xôi
Chữa lành họ bằng tiếng gào ầm ĩ
Của những dòng sông và thung lũng của Ngươi.
Họ đã chạy đến đây vì quân giặc
Và chạy đến đây để tránh bạn bè
Để chỉ nghe tiếng bàn chân bước
Và để ngắm nhìn những ngọn núi mờ xa.
Còn tôi cũng vì những điều như thế
Để chia tay với du lãng muôn đời
Đã chín muồi trong tôi hồn thi sĩ
Với đề tài sử thi ở trong tôi.
Tôi thấy yêu những vần thơ cháy bỏng
Có Maiakovski và một số nhà
Nhưng Maiakovski là nhà thơ lớn
Ông viết về liên hiệp công-nông nghiệp Mạc Tư Khoa.
Và Klyuev – ông từ vùng Ladozh
Thơ của ông giống như chiếc áo bông
Nhưng hôm qua một mình tôi đã đọc
Và hoàng yến kia đã chết ở trong lồng.
Những người khác chẳng có gì đáng đọc
Họ trưởng thành lên dưới ánh mặt trời
Những trang giấy thậm chí còn bẩn ướt
Họ chẳng nhận ra điều cần thiết cho đời.
Xin lỗi nhé, Kapkaz, tôi về họ
Còn về Ngươi, nói đến chỉ vô tình
Ngươi đã dạy cho thơ Nga tôi đó
Chảy thành tia như ép quả sơn xanh.
Để tôi viết một trường ca thật tuyệt
Một mai này trở lại Mạc Tư Khoa
Để quên đi nỗi buồn không cần thiết
Và để chia tay với thói lãng du.
Để một điều trên quê hương xứ sở
Tôi nhắc hoài nhắc mãi trước khi xa:
“Người đẹp ơi em đừng hát nữa
Bài hát buồn của xứ Gruzia”.
9-1924.
Xưa những nhà thơ Nga nhóm “Parnasse”
Từng khát khao những xứ sở không quen
Và chỉ có một mình Ngươi, Kavkaz
Ngân vang sau màn sương phủ bí huyền.
Nơi đây Puskin trong men tình rực lửa
Nhớ người tình xưa đã viết câu thơ:
“Người đẹp ơi em đừng hát nữa
Bài hát buồn của xứ Gruzia”.
Cũng nơi đây nhà thơ Lermontov
Kể câu chuyện về Azamat hiên ngang
Để đổi con ngựa của Kazbich
Đã đem cô em gái thay cho vàng.
Để xua đi trên gương mặt nỗi buồn
Dòng suối vàng sôi lên vì cơn giận
Như nhà thơ và như một sĩ quan
Đã dùng súng để trấn an người bạn.
Và ở đây chôn Griboedov
Cống vật của ta cho sương khói Ba Tư
Ông nằm ở dưới chân núi lớn
Trong tiếng khóc của đàn Zu-na.
Và bây giờ nơi này tôi lại đến
Tôi đến đây mà không biết nguyên nhân:
Để khóc than cho người xưa thương mến
Hay để trộm xem giây phút cuối của mình!
Sao cũng được! Trong tôi nhiều suy nghĩ
Về những con người vĩ đại đã xa xôi
Chữa lành họ bằng tiếng gào ầm ĩ
Của những dòng sông và thung lũng của Ngươi.
Họ đã chạy đến đây vì quân giặc
Và chạy đến đây để tránh bạn bè
Để chỉ nghe tiếng bàn chân bước
Và để ngắm nhìn những ngọn núi mờ xa.
Còn tôi cũng vì những điều như thế
Để chia tay với du lãng muôn đời
Đã chín muồi trong tôi hồn thi sĩ
Với đề tài sử thi ở trong tôi.
Tôi thấy yêu những vần thơ cháy bỏng
Có Maiakovski và một số nhà
Nhưng Maiakovski là nhà thơ lớn
Ông viết về liên hiệp công-nông nghiệp Mạc Tư Khoa.
Và Klyuev – ông từ vùng Ladozh
Thơ của ông giống như chiếc áo bông
Nhưng hôm qua một mình tôi đã đọc
Và hoàng yến kia đã chết ở trong lồng.
Những người khác chẳng có gì đáng đọc
Họ trưởng thành lên dưới ánh mặt trời
Những trang giấy thậm chí còn bẩn ướt
Họ chẳng nhận ra điều cần thiết cho đời.
Xin lỗi nhé, Kapkaz, tôi về họ
Còn về Ngươi, nói đến chỉ vô tình
Ngươi đã dạy cho thơ Nga tôi đó
Chảy thành tia như ép quả sơn xanh.
Để tôi viết một trường ca thật tuyệt
Một mai này trở lại Mạc Tư Khoa
Để quên đi nỗi buồn không cần thiết
Và để chia tay với thói lãng du.
Để một điều trên quê hương xứ sở
Tôi nhắc hoài nhắc mãi trước khi xa:
“Người đẹp ơi em đừng hát nữa
Bài hát buồn của xứ Gruzia”.
9-1924.
STANZAS
Tặng P. Chagin
Tôi rất biết
Tài năng của mình.
Làm thơ - không có gì khó nhọc
Nhưng có một điều khác
Là tình yêu với quê hương
Luôn vấn vương
Và hành hạ tôi không ít.
Viết mấy câu thơ
Dường như mọi người đều có thể
Về trăng, sao, về các cô gái trẻ…
Nhưng có một tình cảm khác
Xâm chiếm con tim
Và nhiều ý nghĩ khác
Ngự trị trong đầu không để tôi yên.
Tôi muốn trở thành thi sĩ
Và một người công dân
Để làm gương
Và niềm tự hào cho người khác
Người công dân thứ thiệt
Chứ không phải như người cùng mẹ khác cha
Của đất nước Liên bang Xô Viết.
Tôi đi xa Mạc Tư Khoa biền biệt.
Cũng chẳng cần gì khôn khéo
Tôi hoà giải với công an
Vì những ẩu đả trong quán rượu của mình
Tôi bị họ giữ
Trong trại tạm giam
Tôi cám ơn họ về tình cảm công dân
Nhưng quả là khó khăn
Nằm ngủ trên chiếc ghế cứng
Với hơi rượu còn đầy trong giọng
Tôi đọc một bài thơ suông
Về cảnh cá chậu chim lồng
Thật đáng thương của con chim hoàng yến.
Nhưng tôi không là chim hoàng yến!
Tôi là một nhà thơ!
Và tôi không như kẻ nhếch nhác, vật vờ
Dù có đôi khi tôi là người say rượu
Nhưng trong đôi mắt của tôi
Bừng lên ánh sáng vô cùng kỳ diệu.
Tôi nhìn ra
Và tôi hiểu
Rằng thời đại mới
Không phải những lời suông
Rằng cái tên Lê Nin
Như ngọn gió thổi khắp mọi miền đất nước
Mang đến sự chuyển động cho nghĩ suy và nhận thức
Như ngọn gió cần cho những chiếc cối xay.
Những người thân yêu hãy quay trở về đây!
Tôi nghĩ rằng sẽ có nhiều lợi lộc.
Tôi chỉ là hàng cháu con
Còn các người là hàng chú bác.
Nào, Xéc-gây
Hãy im lặng ngồi xuống đây đọc Mác
Để lĩnh hội sự anh minh
Trong những dòng khô khốc.
Thời gian trôi như những dòng suối chảy
Vào dòng sông mù sương
Thấp thoáng phố phường
Như những con chữ trên trang giấy.
Mấy hôm trước còn ở Mạc Tư Khoa
Mà bây giờ đã
Còn chuyện làm thơ như vậy
Được gợi lên bởi nhà báo Chagin.
“Kìa, hãy nhìn
Những cái tháp khoan
Có đẹp hơn tháp nhà thờ không cơ chứ
Và những giếng phun dầu mỏ
Có khác gì những huyền bí trong sương
Điều gì sống động hơn
Xin nhà thơ hãy hát”.
Dầu trên mặt nước
Như cái chăn của người Ba Tư
Và buổi chiều
Rắc sao khắp bốn phía
Nhưng tôi rất chân thật
Xin thề rằng
Những chiếc đèn lồng
Tuyệt vời hơn sao ở Baku.
Tôi nghĩ về sức mạnh của nền công nghiệp
Và tôi nghe ra sức mạnh của con người.
Ta hoàn toàn có thể
Gom ánh sáng trên trời
Và rất dễ
Làm ra trên mặt đất này.
Tôi đưa bàn tay
Vỗ nhẹ lên ngực
Rồi nói với mình:
“Đã đến lúc
Nào, Xéc-gây
Hãy im lặng ngồi xuống đây đọc Mác
Để lĩnh hội
Sự anh minh trong những dòng khô khốc”.
1924.
LÊ NIN
Đoạn trích từ trường ca “Gulyai-Polye”.
Khi pháp luật còn chưa được củng cố
Đất nước xôn xao như buổi xấu trời
Trước tự do chúng ta còn lớ ngớ
Ta chồm lên như người bị quất roi.
Ôi xứ sở thân thương! Ôi nước Nga!
Một nỗi đau trong lòng ta thắt lại.
Bao năm rồi trên cánh đồng chẳng nghe
Tiếng chó sủa và tiếng gà trống gáy.
Bao năm rồi cuộc đời ta tĩnh lặng
Đã mất đi những lề thói hằng ngày.
Như đồng cỏ và như thung lũng
Bị người ta đào bới khắp nơi.
Tiếng rên rỉ và bước chân rầm rập
Kêu ầm vang tiếng xe tải ngựa thồ
Khắp bốn phía đều nghe tiếng guốc
Tiếng leng keng tôi nhìn thấy trong mơ.
Vây quanh ta tất cả là binh sĩ
Thấy rõ rành chứ đâu phải trong mơ
Thực tế đây, không hề mộng mị
Ngựa đi như nước chảy
Hết đội này tiếp đến đội kia
Họ đi về đâu? Chiến tranh đã xảy ra?
Trên thảo nguyên không nghe lời nói
Trăng có sáng không, tôi không hiểu nổi
Hay người kỵ sĩ để móng sắt rơi ra?
Tất cả đều rối mù…
Nhưng tôi hiểu ra:
Trên quê hương khắp mọi chốn
Lửa và gươm sáng loáng
Người ta dùng giải quyết mối bất hoà.
. . . . . .
Ôi nước Nga –
Tiếng ngân vang bí huyền, khủng khiếp
Trong cây bạch dương, trong màu hoa tuyết.
Ông từ đâu đến
Ông kêu gọi người ta nổi loạn?
Thiên tài nghiêm khắc! Ông lôi cuốn tôi
Không phải bằng dáng vẻ bên ngoài.
Ông không ngồi lên yên ngựa
Ông không bay ngoài dông tố.
Không chém cổ, chặt đầu
Không như người lính mưa nắng dãi dầu.
Chỉ một điều ông thích
Là săn chim cun cút.
Đối với ta, ông là anh hùng
Ta yêu những người đeo mặt nạ màu đen
Còn ông với nước mắt như con trẻ
Trên xe trượt tuyết mùa đông.
Và ông không mang đầu tóc
Như những người mà phụ nữ thích
Ông với vầng trán mênh mông
Cái nhìn của ông khiêm tốn vô cùng
Ông giản dị và dễ gần
Trong mắt tôi ông là người như thế.
Nhưng không hiểu bằng sức mạnh nào
Mà ông làm chuyển rung thế giới
Và ông đã làm rung chuyển…
Gió hãy nổi lên!
Cuốn hết gông xiềng
Hãy rửa sạch làu
Vết nhục xiềng gông và tôn giáo.
. . . . . .
Đã từng có một thời tàn khốc
Ta làm theo những thế lực điên cuồng
Trên nỗi khổ của những người nông dân
Đã phất lên sự phồn vinh đế quốc.
. . . . . .
Chế độ quân chủ thối nát!
Hàng thế kỷ nay chỉ biết tiệc tùng
Giới quý tộc đem bán chính quyền
Cho chủ nhà băng và tài phiệt.
Nhân dân đang rên xiết
Đất nước chờ đợi một người…
Và ông đã đến.
. . . . .
Ông bằng những lời mạnh mẽ, hùng hồn
Dẫn chúng ta theo con đường mới
Ông nói rằng: “Để chấm dứt đau khổ
Phải giành tất cả về tay công nhân
Để cứu chúng ta chỉ có một con đường
Đó là chính quyền Xô Viết”.
. . . . . .
Và ta xông lên trong tiếng gào bão tuyết
Nơi đôi mắt ông hướng về
Ta đến nơi ông đã nhìn thấy hết
Mang về cho tất cả các bộ tộc tự do.
. . . . . .
Và bây giờ ông mất đi…
Tiếng khóc làm ta choáng váng.
Không còn nghe giọng của Nàng Thơ.
Từ những khẩu đại bác to
Vang lên những phát súng
Rằng người cứu chúng ta đã không còn.
Ông không còn nhưng những người còn sống
Sẽ tiếp tục sự nghiệp của ông
Để đất nước như dòng sông cuộn chảy
Sẽ kết thành một khối tựa bê-tông.
Đối với họ
“Lê Nin không bao giờ chết!”
Cái chết không dẫn đến đau buồn.
. . . . . .
Sẽ nghiêm khắc và sẽ cứng rắn hơn
Họ biến sự nghiệp của ông thành hiện thực…
1924.
NƯỚC NGA ĐÃ MẤT
Vẫn còn nhiều đièu ta chưa hiểu nổi
Những học trò của chiến thắng Lê Nin
Và những bài ca mới
Ta vẫn theo giọng cũ hát lên
Như ông bà dạy ta từ tấm bé.
Bạn bè của tôi ơi!
Đất nước đang bị phân chia
Trong niềm vui sôi lên một nỗi buồn đau đớn!
Chính vì thế mà tôi muốn
Xách quần lên
Chạy theo những đoàn viên thanh niên cộng sản.
Tôi không đổ lỗi cho người đã mất
Lấy đâu những người già
Đuổi theo người trẻ?
Họ như lúa mạch trồi gốc rễ
Thối mục ra rồi vãi rắc đầy.
Và tôi, tự mình tôi
Không già, không trẻ
Tôi chỉ là hạt bụi với thời gian
Có phải vậy mà trong quán rượu, tiếng đàn
Gợi cho tôi một giấc mơ dịu ngọt?
Đàn ghi ta thân thương
Hãy hát vang lên!
Cô gái Xứ-gan hãy chơi bài gì đó
Để cho tôi quên những tháng ngày ăn phải bả
Chẳng biết gì đến yên lặng, dịu êm.
Tôi đổ lỗi cho chính quyền Xô viết
Chính vì thế mà tôi giận hờn
Rằng thời tuổi trẻ thân thương
Tôi không thấy gì trong đấu tranh người khác.
Thế tôi thấy gì?
Tôi chỉ thấy toàn trận mạc
Vâng, thay cho bài hát
Là tiếng ca-nông
Chẳng thế mà tôi với cái đầu tóc vàng
Tôi chạy khắp hành tinh đến kiệt sức.
Nhưng dù sao, tôi là người hạnh phúc
Trong sấm chớp bão giông
Tôi tìm ra những ấn tượng sâu sắc vô cùng
Cơn gió lốc trang điểm cho số phận
Và cuộc đời tôi những cánh hoa vàng.
Tôi người không mới!
Chẳng có gì giấu nổi
Rằng tôi để trong quá khứ một bàn chân
Và mong muốn đuổi theo đoàn quân
Tôi bị trượt và ngã bàn chân khác.
Nhưng cũng còn những người khác
Những người
Bị lãng quên và bất hạnh hơn tôi
Họ như hạt cám trên sàng
Những sự kiện họ không tài nào hiểu nổi.
Tôi biết họ
Và tôi nhìn thấy:
Những con mắt của bò cũng chẳng buồn hơn
Giữa những lo toan vặt vãnh đời thường
Như cái đầm nhuốm hồng máu họ.
Vào cái đầm này ai người ném đá?
Xin đừng động đến họ!
Rồi sẽ thấy mùi hôi
Tự họ sẽ từ giã cõi đời
Như cây mùa lá rụng.
Và có những kẻ khác
Những kẻ tin rằng
Sẽ nhìn vào tương lai dè dặt
Dò trước tính sau
Họ nói về cuộc đời mới làu làu.
Tôi nghe. Và tôi nhìn vào kỷ niệm
Những nông dân đặt điều, thêu dệt chuyện:
“Với chính quyền Xô viết ta như chuột hải ly
Hoa vải thôi… chứ đẹp nhất làm gì…”
Những người này họ chỉ cần ít ỏi
Cả đời họ rặt chỉ thấy
Bánh mì và khoai tây.
Vậy thì tại sao tôi chửi rủa đêm ngày
Số phận mình đắng cay và không may mắn?
Tôi đến phát ghen
Với người cả đời ra trận
Để bảo vệ tư tưởng lớn
Còn tôi giết tuổi trẻ của mình
Chẳng còn gì, dù là chút hoài niệm mong manh.
Đây qủa là vụ xì-căng-đan!
Một vụ xì-căng-đan lớn!
Tôi phải xa một thời gian
Bởi tôi đã có thể làm
Những điều không phải thế
Rằng những cái tôi làm chỉ để đùa cho thiên hạ.
Đàn ghi ta thân thương
Hãy hát vang lên!
Cô gái Xứ-gan hãy chơi bài gì đó
Để cho tôi quên những tháng ngày ăn phải bả
Chẳng biết gì đến yên lặng, dịu êm.
Tôi biết rằng nỗi buồn không dùng rượu để dìm
Tâm hồn không bao giờ lành lặn
Bằng sự hoang vu và đập phá cuồng điên.
Bởi thế mà tôi muốn
Xách quần lên
Chạy theo những đoàn viên thanh niên cộng sản.
1924
Vẫn còn nhiều đièu ta chưa hiểu nổi
Những học trò của chiến thắng Lê Nin
Và những bài ca mới
Ta vẫn theo giọng cũ hát lên
Như ông bà dạy ta từ tấm bé.
Bạn bè của tôi ơi!
Đất nước đang bị phân chia
Trong niềm vui sôi lên một nỗi buồn đau đớn!
Chính vì thế mà tôi muốn
Xách quần lên
Chạy theo những đoàn viên thanh niên cộng sản.
Tôi không đổ lỗi cho người đã mất
Lấy đâu những người già
Đuổi theo người trẻ?
Họ như lúa mạch trồi gốc rễ
Thối mục ra rồi vãi rắc đầy.
Và tôi, tự mình tôi
Không già, không trẻ
Tôi chỉ là hạt bụi với thời gian
Có phải vậy mà trong quán rượu, tiếng đàn
Gợi cho tôi một giấc mơ dịu ngọt?
Đàn ghi ta thân thương
Hãy hát vang lên!
Cô gái Xứ-gan hãy chơi bài gì đó
Để cho tôi quên những tháng ngày ăn phải bả
Chẳng biết gì đến yên lặng, dịu êm.
Tôi đổ lỗi cho chính quyền Xô viết
Chính vì thế mà tôi giận hờn
Rằng thời tuổi trẻ thân thương
Tôi không thấy gì trong đấu tranh người khác.
Thế tôi thấy gì?
Tôi chỉ thấy toàn trận mạc
Vâng, thay cho bài hát
Là tiếng ca-nông
Chẳng thế mà tôi với cái đầu tóc vàng
Tôi chạy khắp hành tinh đến kiệt sức.
Nhưng dù sao, tôi là người hạnh phúc
Trong sấm chớp bão giông
Tôi tìm ra những ấn tượng sâu sắc vô cùng
Cơn gió lốc trang điểm cho số phận
Và cuộc đời tôi những cánh hoa vàng.
Tôi người không mới!
Chẳng có gì giấu nổi
Rằng tôi để trong quá khứ một bàn chân
Và mong muốn đuổi theo đoàn quân
Tôi bị trượt và ngã bàn chân khác.
Nhưng cũng còn những người khác
Những người
Bị lãng quên và bất hạnh hơn tôi
Họ như hạt cám trên sàng
Những sự kiện họ không tài nào hiểu nổi.
Tôi biết họ
Và tôi nhìn thấy:
Những con mắt của bò cũng chẳng buồn hơn
Giữa những lo toan vặt vãnh đời thường
Như cái đầm nhuốm hồng máu họ.
Vào cái đầm này ai người ném đá?
Xin đừng động đến họ!
Rồi sẽ thấy mùi hôi
Tự họ sẽ từ giã cõi đời
Như cây mùa lá rụng.
Và có những kẻ khác
Những kẻ tin rằng
Sẽ nhìn vào tương lai dè dặt
Dò trước tính sau
Họ nói về cuộc đời mới làu làu.
Tôi nghe. Và tôi nhìn vào kỷ niệm
Những nông dân đặt điều, thêu dệt chuyện:
“Với chính quyền Xô viết ta như chuột hải ly
Hoa vải thôi… chứ đẹp nhất làm gì…”
Những người này họ chỉ cần ít ỏi
Cả đời họ rặt chỉ thấy
Bánh mì và khoai tây.
Vậy thì tại sao tôi chửi rủa đêm ngày
Số phận mình đắng cay và không may mắn?
Tôi đến phát ghen
Với người cả đời ra trận
Để bảo vệ tư tưởng lớn
Còn tôi giết tuổi trẻ của mình
Chẳng còn gì, dù là chút hoài niệm mong manh.
Đây qủa là vụ xì-căng-đan!
Một vụ xì-căng-đan lớn!
Tôi phải xa một thời gian
Bởi tôi đã có thể làm
Những điều không phải thế
Rằng những cái tôi làm chỉ để đùa cho thiên hạ.
Đàn ghi ta thân thương
Hãy hát vang lên!
Cô gái Xứ-gan hãy chơi bài gì đó
Để cho tôi quên những tháng ngày ăn phải bả
Chẳng biết gì đến yên lặng, dịu êm.
Tôi biết rằng nỗi buồn không dùng rượu để dìm
Tâm hồn không bao giờ lành lặn
Bằng sự hoang vu và đập phá cuồng điên.
Bởi thế mà tôi muốn
Xách quần lên
Chạy theo những đoàn viên thanh niên cộng sản.
1924